Bản đồ Phượng Hoàng Cổ Trấn - Các điểm cần khám phá

07/05/2022

Phượng Hoàng cổ trấn là một đô thị cổ có tuổi đời hàng trăm năm nằm ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cho đến nay vẫn giữ được những kiến trúc cổ từ xa xưa. Ngày nay Phượng Hoàng cổ trấn vẫn là một bức tranh cổ với những gam màu tĩnh lặng của những ngôi nhà rêu phong, là một điểm đến du lịch để du khách thả hồn mình vào thiên nhiên, mây trời.

Bốn mùa ở Phượng Hoàng cổ trấn đều mang những nét đẹp riêng để bạn ghé thăm quanh năm. Mùa xuân, không khí dễ chịu, cây cối đâm chồi nở hoa; mùa hè nắng ấm dành cho những bạn thích sự sôi động; mùa thu hàng cây thay lá, khoác lên mình màu áo vàng thơ mộng; mùa đông không gian lặng lẽ, những lớp tuyết phủ kín các mái nhà cổ kính.

Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn thu hút du khách bởi sự đơn sơ, mộc mạc, trầm mặc của từng mái nhà cổ kính trái ngược lại hoàn toàn với sự xô bồ của trốn đô thị. Bao quanh nơi đây còn là một dòng sông Đà Giang xanh mướt như để soi bóng những mái ngói, nếp nhà cổ kính ngàn năm tuổi. Đó là một bức tranh miền non nước thanh bình Phượng Hoàng cổ trấn. Dưới đây là lịch trình gợi ý dành cho bạn để ghé thăm một vòng Phượng Hoàng cổ trấn.


Nét thơ mộng của Phượng Hoàng cổ trấn

1. Tháp Vạn Dân

Tháp Vạn Dân hay chùa Vạn Dân là một ngôi chùa tháp được xây dựng vào thời nhà Minh. Tòa tháp này là một khối kiến trúc hình lục giác bằng gạch với bảy tầng. Tháp được xây dựng bởi họa sĩ Hoàng Vĩnh Ngọc, họ hàng của nhà văn nổi tiếng Thẩm Tòng Văn.


Tháp Vạn Dân

Tháp Vạn Dân trước đây là nơi dùng để đốt vàng mã và tiền giấy trong thời kỳ nhà Thanh. Đây vốn dĩ là một tòa nhà ba tầng cao 11m hình lục giác với ba mái vòm và lợp mái nhiều màu. Sau này, tháp được trang trí bằng những bức họa, tượng, khung cửa bán nguyệt theo kiến trúc Hồ Nam. Du khách xuôi thuyền tham quan Đà Giang tới chỗ ngoặt xuống hạ lưu sẽ thấy ngay tháp, tạo điểm nhấn khiến nơi này cổ kính hơn.

2. Lầu Phong Thúy Hồng Kiều

Lầu Phong Thúy Hồng Kiều là một ngôi lầu nằm vắt ngang dòng sông Đà Giang, nối liền hai bờ Phượng Hoàng cổ trấn.

Ngôi lầu được thiết kế với lối kiến trúc cổ đại của Trung Quốc bao gồm hai tầng, được xây dựng với chất liệu gỗ với mái vòng cong đặc trưng và được treo đèn lồng màu đỏ.


Hồng Kiểu soi bóng dưới dòng sông Đà Giang thơ mộng

Điểm độc đáo là ngoài cây cầu đá chính xây nối hai bên bờ sông với bốn cột trụ đá, du khách còn có thể đi trên cây cầu đá nhỏ để ngắm cảnh, trải nghiệm ngồi thuyền xuôi theo dòng Đà Giang hoặc nhìn ngắm Phong Thúy Hồng Kiều từ dãy phố cổ bên dòng sông.

3. Núi Nam Hoa

Phượng Hoàng núi Nam Hoa được đánh giá là địa điểm thú vị nhất ở Phượng Hoàng cổ trấn, đây là một công trình cận đại và có ý nghĩa tôn vinh một truyền thống rất cổ xưa: thờ thần Phượng Hoàng.

Núi Nam Hoa Sơn nằm ở phía Nam của Phượng Hoàng Cổ trấn tại tỉnh Hồ Nam với độ cao khoảng 700m và có 9 đỉnh cùng 7 dòng suối. Đỉnh núi nổi tiếng nhất là đỉnh Hổ Vĩ đóng vai trò như một vùng biên giới tự nhiên cho phía Nam của thành trấn. 

Nổi bật nhất khi du khách lên đến sân thượng của ngọn núi sẽ thấy một con Phượng hoàng tung cánh đứng trên lưng con hổ, dang rộng đôi cánh và một đôi sừng hươu được sinh ra trên lưng bức tượng. Ba điều tốt lành đó là phượng, hổ và hươu được kết hợp thành một cơ thể, ban phước lành cho nước và đất là nét đẹp của Phượng hoàng.

4. Bắc Môn cổ thành

Bắc môn cổ thành hay Bắc môn thành lầu, còn có tên gọi cũ là Bích Huy Môn. Đây là một tòa thành được xây dựng dưới triều đại nhà Minh (khoảng năm 1556), dành cho mục đích quân sự, kèm với đó là điều phối đê điều chống lụt.


Bắc Môn cổ thành mang nét đẹp cổ kính

Bắc Môn cổ thành được xây dựng từ cát đỏ và đá xanh, với thiết kế tinh tế mà vững chắc, đảm bảo thủ thành thật tốt trong các trận giao tranh. Tường bao cổng thành được xây cong như trăng lưỡi liềm, cao hơn 3m.

Đứng trên cổ thành, du khách có thể nhìn thấy toàn bộ phong cảnh cổ trấn ở phía dưới. Cổ thành nằm bên dòng Đà Giang như một chứng nhân lịch sử chứng kiến những bước chuyển mình lặng lẽ của cổ trấn.

5. Cầu Đá

Cầu đá nhảy ở Phượng Hoàng cổ trấn có lịch sử lâu đời, được xây dựng vào năm Khang Hy thứ 43. Cầu đá nhảy được xây dựng từ những trụ đá từ nghìn năm trước, được xếp giống như những viên đá giúp người dân băng qua suối.


Cầu đá nhảy - địa điểm check in lý tưởng

Nét kiến trúc độc đáo và ấn tượng với những cột trụ đá được xây dựng cách nhau chỉ một bước chân đã tạo nên điểm nhấn đặc biệt, giúp cầu đá nhảy trở thành một phần không thể thiếu khi nhắc đến bức tranh Phượng Hoàng trấn cổ bên dòng sông Đà Giang thơ mộng.

6. Cầu gỗ

Cầu gỗ Phượng Hoàng cổ trấn có hình dáng cong cong quyến rũ, nằm ngay dưới chân thác nước hùng vĩ của Phượng Hoàng tựa như chốn bồng lai tiên cảnh, giúp bạn dễ dàng bắt trọn khoảnh khắc, ngắm nhìn Phượng Hoàng đẹp, mờ ảo trong hơi nước và nắng vàng.


Cầu gỗ đơn sơ. mộc mạc

Cây cầu này được ghép từ những tấm gỗ đơn sơ và giản dị, tạo ra nét đẹp mộc mạc, gần gũi có thể làm say lòng mọi du khách mỗi lần ghé thăm. Nếu đến đây vào mùa thu, đứng từ trên cây cầu gỗ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh sắc thơ mộng và lãng mạn của trấn Phượng Hoàng khi vào thu.

7. Tuyết Kiều

Trái ngược với sự vững trãi, sừng sững của Hồng Kiều chính là Tuyết Kiều. Cũng là kết cấu 2 tầng xây bằng đá và gỗ, nhưng Tuyết Kiều lại thanh thoát, nhẹ nhàng, trắng tinh khôi như nàng thơ của mùa đông.


Tuyết Kiều thơ mộng

Được khởi công xây dựng vào tháng 4/2011 và hoàn thành vào tháng 11/2012, họa sĩ đương đại Hoàng Ngọc Vĩnh đã "thổi hồn" vào cho cây cầu này vẻ đẹp cổ kính, lưu giữ lại tuổi thơ của ông nơi trấn cổ Phượng Hoàng.

8. Phố cổ ở Phượng Hoàng cổ trấn

Không chỉ có dòng Đà Giang làm mê lòng người mà những ngõ ngách, phố nhỏ ở trấn nhỏ này cũng khiến du khách si mê quên lối về. Các ngôi nhà này được xây dựng men theo dòng sông Đà giang, mỗi nhà có khoảng 2 đến 3 tầng san sát nhau tạo quang cảnh khá đẹp và lạ mắt. Bạn sẽ như được trở về quá khứ cổ xưa bên những ngôi nhà cửa gỗ đỏ, chăng đèn lồng đỏ, lát gạch đá trắng xám tạo nên một bức tranh trầm mặc, cổ kính.


Khu phố cổ Phượng Hoàng cổ trấn

9. Những ngôi nhà cổ

Dương gia từ đường

Từ đường nhà họ Dương nằm ở phía Đông Bắc sông Đà Giang, gần thành Đông Môn. Đây là từ đường duy nhất ở Phượng Hoàng cổ trấn trong số 24 ngôi nhà cổ. Tòa kiến trúc này thuộc về nhà họ Dương, được xây dựng vào năm 1836. Trước đây, từ đường là nơi thờ cúng, thực hiện các nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên. Ngày nay, nơi đây được bảo tồn với chức năng như một bảo tàng văn hóa.

Dương gia từ đường

Từ đường nhà họ Dương là một trong những tòa nhà cổ bằng gỗ ở Phượng Hoàng cổ trấn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn đến ngày nay. Nổi bật nhất ở từ đường này là thẳng từ cổng vào, du khách sẽ đến khu sảnh chính 2 tầng, ngay ở giữa là một sân khấu kịch. Có thể nhận ra sự tinh tế trong kiến trúc từ những phần chạm khắc tinh xảo ở cửa ra vào, cửa sổ, mái hiên….

Giá vé: 150 tệ/người

Cố cư Thẩm Tòng Văn

Nhà cũ của Thẩm Tòng Văn - một nhà văn và nhà giáo dục rất nổi tiếng nằm ở Phượng Hoàng cổ trấn, nơi sinh của ông. Khu nhà có một khu vườn cổ điển rộng rãi với phong cách kiến trúc đặc biệt của nhà Minh và nhà Thanh. Nó được xây dựng cách đây hơn 100 năm bởi cha của Thẩm Tòng Văn khi ông đang phục vụ trong triều đình nhà Thanh.

Ngôi nhà đã được xếp hạng là di tích văn hoá quan trọng dưới sự bảo vệ của tỉnh Hồ Nam vào năm 1991. Tại đây trưng bày các tác phẩm thư pháp, bản thảo và chân dung của Thẩm Tòng Văn và đã trở thành một trong những điểm tham quan văn hóa nổi bật của Phượng Hoàng Cổ trấn. Thẩm Tòng Văn sinh ra trong căn nhà này vào năm 1902 và sống ở đó cho đến năm 15 tuổi.


Nhà cũ của Thẩm Tòng Văn

Với một diện tích khiêm tốn, căn nhà được xây bằng gỗ và được lợp bằng những viên gạch màu xám đen. Sân được lát đá màu xám đậm với một cái thùng nước lớn ở giữa. Căn nhà có tám phòng, trong đó có trưng bày các bức tranh của Thẩm Tòng Văn, các tác phẩm và các bản thảo viết tay của cố nhà văn.

Cố Cư Hùng Hy Linh

Nếu thích tìm hiểu văn hóa, lịch sử, hoặc chỉ đơn giản là muốn đến tham quan, ngắm cho hết cảnh ở nơi mình đi qua thì hãy ghé nhà cũ của Hùng Hy Linh (thủ tướng chính phủ Bắc Dương) sẽ là những ngôi nhà cổ mà bạn nên ghé qua. Ngôi nhà của ông nằm ở phía Bắc phố Văn Tinh, trong một con hẻm nhỏ, từ đó đi 200m về hướng Đông là đến Đà Giang.


Nhà cũ của Hùng Hy Linh

Tòa nhà này được xây kiểu tứ hợp viện, khá nhỏ nhưng thiết kế tinh xảo. Bên trong sân nhà còn có một phòng chứa củi, có chiếc cối xay bằng đá, thể hiện sự cần cù, tiết kiệm của gia chủ lúc bấy giờ. Dù không quá nổi bật như từ đường nhà họ Dương hay cố cư Thẩm Tùng Văn nhưng đây cũng là một kiến trúc cổ đáng tham quan trong hành trình. 

Và đây cũng là địa điểm cuối cùng của chuyến hành trình khám phá Phượng Hoàng cổ trấn mà PYS Travel gợi ý đến cho bạn. Hy vọng bạn sẽ có một chuyến đi trọn vẹn và có được những tấm hình check in "xịn sò" tại thị trấn cổ kính, từ lâu đời của Trung Quốc này nhé!

Khám phá ngay Phượng Hoàng cổ trấn cùng với PYS Travel:

Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Hà Nội 6 ngày 5 đêm

Tour du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn từ HCM 6 ngày 5 đêm

Tour Trương Gia Giới từ Hà Nội 6 ngày 5 đêm

Tour Phượng Hoàng Cố Trấn từ Hà Nội 5 ngày 4 đêm

Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ HCM 5 ngày 4 đêm

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn