Trương Gia Giới tiếng Anh là gì và những câu chuyện chưa kể

10/05/2023

Trương Gia Giới đang dần trở thành một địa điểm du lịch siêu “hot” thời gian gần đây. Vậy bạn đã bao giờ từng tự hỏi về lịch sử hình thành và cái tên Trương Gia Giới? Trong bài viết này, hãy cùng PYS Travel tìm hiểu về Trương Gia Giới và những câu chuyện chưa kể nhé!

1. Giới thiệu về Trương Gia Giới

Tên tiếng Anh của Trương Gia Giới là ZhangjiajieTrương Gia Giới (tiếng Trung: 张家界市 bính âm: Zhāngjiājiè Shì, Hán-Việt: Trương Gia Giới thị) là một địa cấp thị ở phía Tây Bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. 


Trương Gia Giới (ảnh: sưu tầm)

Trương Gia Giới cách Trường Sa - thủ phủ của tỉnh Hồ Nam 398 km. Ngoài ra, Trương Gia Giới còn ở vị trí rất gần Phượng Hoàng cổ trấn khi chỉ cách nơi này 280km. Bởi vậy, các khách du lịch tới thăm Trương Gia Giới thường tiện đường tham quan Phượng Hoàng cổ trấn luôn. 


Đẹp như một bức họa (ảnh: sưu tầm)

Trương Gia Giới có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với sương mù bao quanh thành phố nhiều tháng trong năm. Sương khói bao phủ trên các đỉnh núi, mỏm đá cao khiến các du khách như đang bước chân vào chốn bồng lai tiên cảnh giữa trần thế. Cũng bởi vì thế, công viên quốc gia Trương Gia Giới còn được ưa ái đặt cho cái tên với cái tên khác là ‘’công viên đào nguyên’’.

2. Nguồn gốc cái tên Trương Gia Giới

Trong suốt một khoảng thời gian rất dài, nơi này được gọi với cái tên Đại Dũng (Dayong). Cái tên “Trương Gia Giới” thật sự được đưa vào sử dụng kể từ năm 1994 nhằm giúp Công viên Rừng Quốc gia trong Khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên nổi bật và được nhận được nhiều sự chú ý hơn sau khi địa điểm này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1992.

Thành phố Trương Gia Giới thực chất được đặt theo tên của một ngôi làng nhỏ nằm cách thành phố không xa. Hiện tại, ngôi làng này là một điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch ở Công viên Vũ Lăng Nguyên. 


Trương Gia Giới là nhà của nhiều loài động vật (ảnh: sưu tầm)

Cái tên Trương Gia Giới lần đầu được tìm thấy trong một văn bản còn sót lại từ thời nhà Minh, cụ thể là thời vua Minh Tư Tông (Ming Chongzhen - 1631) trong lời tựa của cuốn Phả hệ họ Trương. 

Giải mã cho cái tên Trương Gia Giới, ta có thể hiểu như sau. Trong Zhangjiajie (张家界): “Zhang” (张) trong tiếng Hán Việt là Trương - một dòng họ khá phổ biến tại Trung Quốc; "jia" (家) trong tiếng Hán Việt là Gia - mang hàm ý của “gia môn” hoặc “gia đình” còn "jie" (界) - Giới - có thể được dịch theo hai nghĩa: ranh giới sở hữu hoặc hòn núi cao. 

Tách nghĩa ra thì như vậy nhưng, sau khi kết hợp 3 chữ lại, có tận 3 dị bản khác nhau về nguồn gốc nguyên thủy của cái tên Trương Gia Giới.


Bản đồ du lịch Trương Gia Giới (ảnh: sưu tầm)

Dị bản thứ nhất cho rằng cái tên Trương Gia Giới này có sự liên quan trực tiếp đến một tướng quân kiêm quân sư nổi tiếng thời nhà Hán - Trương Lương. Ông được cho là đã lựa chọn đóng quân và ẩn nấp tại đây Lưu Bang - tướng quân khai triều nhà Hán - bắt đầu thanh trừng các tướng lĩnh và quân đội dưới trướng mà trước đây đã giúp ông lên ngôi vua. Cái tên “Trương Gia Giới” ra đời với hàm ý rằng người họ Trương đã từng đóng quân và sinh sống tại đây. 


Trương Gia Giới và vẻ đẹp mờ ảo trong hoàng hôn (ảnh: sưu tầm)

Dị bản thứ hai nhìn chung khá đáng tin tưởng khi nó xuất hiện trong lời nói đầu được viết bởi Trương Tài Thương (Zhang Zaichang), cháu trai thứ sáu của Trương Vạn Công (Zhang Wancong) - thủ phủ đời thứ 6 của huyện Vĩnh Định của cuốn “Phả hệ họ Trương” được trình lên vua Minh Tư Tông năm 1631. Theo đó, dưới triều đại Hồng Chí của nhà Minh (1488-1506), triều đình thấy Trương Vạn Công có công trấn giữ thành nên đã ban thưởng cho ông "vùng đất núi" xung quanh Công viên Rừng Quốc gia Trương Gia Giới làm thái ấp. Sau đó, ông chuyển gia đỉnh lên đây sinh sống và buôn bán. Năm thứ ba Minh Tư Tông, cháu trai Trương Vạn Công được phong làm quan và đặt phủ của mình tại đây. Kể từ đó, khu vực này trở thành lãnh địa cha truyền con nối của dòng họ Trương và được gọi là Trương Gia Giới. 

Dị bản thứ ba cho rằng cái tên này đến từ hàm ý "Mở cửa gia đình để chào đón thế giới" (张开家门引进世界). Cách hiểu này được cho là đã được thông tin từ ít nhất một  hướng dẫn viên tại Trương Gia Giới. Tuy vậy, sau này, cách hiểu này bị loại bỏ và được cho là không thể hiện chính xác nguồn gốc của cái tên Trương Gia Giới. 

3. Lịch sử hình thành Trương Gia Giới

Thành phố Trương Gia Giới trước đây có tên là Đại Dũng (大庸) và có lịch sử được ghi lại từ năm 221 trước Công nguyên. Người dân sống ở đây dọc theo hai bờ sông Lệ Thủy - dòng sông mẹ ở Trương Gia Giới và ngày nay nằm trong ranh giới của thành phố Trương Gia Giới - từ thời kỳ đồ đá. 


Vẻ đẹp khó cưỡng (ảnh: sưu tầm)

Con người đã định cư tại đây từ hơn 100.000 năm trước. Khu di chỉ Trương Gia Giới đã được nhiều nhà khảo cổ học đặt lên bàn cân với các du di tích nổi tiếng khác ở Tây An và Bắc Kinh. Đặc biệt, 

Khu định cư của con người ở khu vực này đã có từ 100.000 năm trước, cạnh tranh với các địa điểm nổi tiếng như Tây An, Bắc Kinh và các địa điểm khác. Năm 1986, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã khai quật được 108 món đồ đá; chủ yếu là các tác phẩm dạng côn, dạng đột và dạng tấm. Ngay sau đó, vào năm 1988, Viện Khảo cổ học của tỉnh Hồ Nam đã tìm thấy các di tích khác bao gồm ba mảnh đồ đá được ước tính là tạo ra cùng một thời điểm. 


Bầu trời Trương Gia Giới (ảnh: sưu tầm)

Nhìn chung, các nhà khoa học cho rằng từ mười nghìn năm trước, những người sống trong ranh giới của thành phố Trương Gia Giới ngày nay đã sử dụng lửa để nung gốm khi một chiếc bình đất sét đen được trang trí bằng một thiết kế độc đáo đã được khai quật có niên đại mười nghìn năm. Vào thời kỳ đó, kỹ thuật nung gốm này là tiên tiến nhất ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, xã hội phát triển chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn trước khi suy yếu và bị thay thế bởi các cường quốc khu vực khác. Điều này có vẻ dễ hiểu vì vị trí địa lý xa xôi của Trương Gia Giới, trong bối cảnh giao thông đường bộ và đường sông chưa phát triển và địa hình đồi núi khiến việc canh tác trở nên khó khăn. 


Cổng trời Thiên Môn Sơn (ảnh: sưu tầm)

Đến thời kì phong kiến, địa giới ngày nay của địa cấp thị Trương Gia Giới vào thời nhà Tần thuộc quận Kiềm Trung. Sau thời kì này, Trương Gia Giới đã đổi tên nhiều lần với nhiều thuộc cấp khác biệt. 

Năm Hồng Vũ thứ 2 (1369), giáng châu Từ Lợi xuống thành huyện Đại Dung thuộc Lễ Châu. Năm Ung Chính thứ 8 (1730), cho thi hành chế độ thổ ti đối với các dân tộc thiểu số, thăng Lễ Châu lên thành châu do triều đình trực tiếp cai quản (trực hạt châu). 


Hàng ngàn cột đá (ảnh: sưu tầm)

Nhìn chung, trong thời kì Trung Hoa Dân Quốc, và từ đó đến trước năm 1895, nơi đây là khu tự trị của người dân tộc thiểu số Tương Tây. 

Tháng 5 năm 1985, Đại Dung trở thành huyện cấp thị và ba năm sau được nâng cấp thành địa cấp thị. Ngày 4 tháng 4 năm 1994, Chính phủ Trung Quốc quyết định đổi tên địa cấp thị Đại Dung thành địa cấp thị Trương Gia Giới. 

4. Những sự thật thú vị về Trương Gia Giới

4.1 Nơi đây từng là nguồn cảm hứng của các thi sĩ và văn nhân Trung Hoa xưa

Từ rất rất lâu trước đây, các mỏm núi đá và vách đã truyền cảm hứng sáng tác cho rất nhiều họa sĩ và văn nhân Trung Quốc. 


Thiên nhiên hùng vĩ là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều thi nhân (ảnh: sưu tầm)

Hình ảnh Trương Gia Giới với địa hình đặc trưng và các họa tiết đặc biệt được cho là đã xuất hiện trong các tác phẩm tranh vẽ và thư pháp của nhiều nhà tài hoa. Những đỉnh núi sương mù và cây xanh tươi tốt đã trở thành biểu tượng cho tính thẩm mỹ thiên nhiên của Trung Quốc qua nhiều loại hình nghệ thuật.

4.2 Hallelujah - Ngọn núi bước ra từ thế giới khác

Núi Hallelujah thuộc Khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên luôn thu hút rất nhiều lượt tham quan hằng năm sau sự thành công vang dội của bộ phim bom tấn Avatar. Những ngọn núi lơ lửng như của người ngoài hành tinh đã truyền cảm hứng đặc biệt cho cái tên Hallelujah khi một nửa của nó thường chìm trong mây, tựa như đang lơ lửng. 


Một cảnh phim ấn tượng trong Avatar (ảnh: sưu tầm)

Nơi đây được cho là nguồn cảm hứng vô tận cho thế giới của James Cameron trong bộ phim Avatar. 

4.3 Cầu kính dài nhất thế giới

Cầu kính Thiên Vân Độ nằm trong khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên là cây cầu kính dài nhất thế giới. Nếu khung cảnh thiên thiên hùng vĩ ở Trương Gia Giới chưa đủ làm bạn kinh ngạc, hãy thử ghé thăm câu cầu kính lớn nhất thế giới này. 


Cầu kính Thiên Vân Độ (ảnh: sưu tầm)

Nằm ở độ cao hơn 300m, chắc chắn cây cầu kính này không dành cho những người yếu tim. Chính thức được khai trương và mở cửa đón du khách tham quan từ tháng 8 năm 2016, cầu kính Thiên Vân Độ đã thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách mỗi năm. 

4.4 Đa số dân cư Trương Gia Giới là người dân tộc thiểu số

Năm 2002, dân số của địa cấp thị này khoảng 1.568.200 người, trong đó người Thổ Gia khoảng 1.023.700 người (65,3%), người Bạch khoảng 107.900 người (6,9%), người Miêu khoảng 28.100 người (1,8%) còn người Hán chỉ khoảng 406.100 người hay 25,9%. 


Người dân bản địa Trương Gia Giới (ảnh: sưu tầm)

Đây quả là một tỉ lệ khá ấn tượng và đã chứng tỏ rằng Trương Gia Giới là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa đặc biệt. 

Trên đây là những thông tin về Trương Gia Giới tiếng anh. Còn chần chờ gì nữa mà không lên kế hoạch cho chuyến du lịch Trương Gia Giới cùng PYS Travel ngay!

Tham khảo tour Trương Gia Giới hiện có của PYS Travel

Tour Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn

Gọi tổng đài
Chat ngay
Gọi tổng đài
Chi nhánh HN
Chi nhánh HCM