Hướng dẫn từ A đến Z khi xin visa Schengen (Visa Châu Âu)

03/02/2024

Bạn có dự định đi Châu Âu, đặc biệt là các nước trong khối Schengen? Tuy vậy, trước mỗi chuyến châu Âu, vấn đề khiến nhiều lo lắng nhất chính là thủ tục xin visa Schengen. Vậy visa Schengen là gì? Các thủ tục xin visa Schengen ra sao? Hãy tham khảo hướng dẫn và kinh nghiệm xin visa Schengen để bạn có tỷ lệ thành công cao nhất có thể nhé!

I. Tất tần tật thông tin về visa Schengen (visa châu Âu)

1. Visa Schengen là gì?

Visa Schengen còn được gọi là visa Châu Âu, là một loại thị thực quốc tế được cấp bởi Cơ quan Lãnh sự của các quốc gia thuộc Khối Schengen - Liên minh bao gồm 27 quốc gia (tính đến năm 2023):

1. Ba Lan
2. Cộng hòa Séc
3. Hungary
4. Slovakia
5. Slovenia
6. Estonia
7. Latvia
8. Litva
9. Malta
10. Iceland
11. Na Uy
12. Thụy Điển
13. Phần Lan
14. Đan Mạch
15. Hà Lan
16. Bỉ
17. Luxembourg
18. Pháp
19. Tây Ban Nha
20. Bồ Đào Nha
21. Đức
22. Áo
23. Ý
24. Hy Lạp
25. Thụy Sĩ
26. Liechtenstein
27. Croatia.

visa schengen
(Ảnh: Sưu tầm)

2. Các loại visa Schengen

2.1. Visa Schengen A

Visa Schengen A là loại thị thực cho phép người dân của các quốc gia nằm ngoài khối Schengen được phép dừng chân hoặc lưu trú tại các sân bay quốc tế thuộc khối các nước này, trước khi đến một nước thứ ba. Đây là loại visa bắt buộc đối với những ai từ một quốc gia ngoài Khối Schengen đến một quốc gia không nằm trong Khối Schengen hoặc phải chuyển tiếp tại sân bay ở một quốc gia trong khối Schengen. 

Visa Schengen A
(Ảnh: Sưu tầm)

Tuy nhiên, trong thời gian lưu trú, bạn không được rời khỏi khu vực quá cảnh ở sân bay. người. Hiện nay, visa Schengen A chưa được áp dụng cho công dân Việt Nam.

2.2. Visa Schengen C

Visa Schengen C là một loại thị thực ngắn hạn, cho phép bạn lưu trú 90 ngày tại các quốc gia thuộc vùng lãnh thổ Schengen, trong khoảng thời gian 6 tháng tính từ ngày nhận visa. Bạn có thể sử dụng thị thực Schengen C để tới thăm người thân, du lịch hoặc quá cảnh tại các quốc gia thuộc khối Schengen.

Visa Schengen C
 Đây là loại visa Schengen được nhiều người Việt Nam xin cấp nhất (Ảnh: Sưu tầm)

2.3. Visa Schengen D

Visa Schengen D là một loại thị thực dài hạn, có thời hiệu trong vòng 180 ngày. Loại thị thực này được dùng cho các mục đích như đi công tác, học tập, nghiên cứu hoặc trong trường hợp bạn đã được cấp phép cư trú.

3. Visa Schengen phân loại theo số lần nhập cảnh

3.1. Visa nhập cảnh một lần 

Cho phép chủ sở hữu của nó vào Khu vực Schengen một lần. Nếu bạn rời khỏi khu vực, hiệu lực visa của bạn sẽ hết hạn ngay cả khi thời hạn hiệu lực vẫn chưa kết thúc. Tóm lại: mỗi lần rời khỏi Khu vực Schengen đều là cuối cùng!

Visa schengen nhập cảnh một lần
(Ảnh: Sưu tầm)

3.2. Visa nhập cảnh 2 lần 

Cho phép người sở hữu visa nhập cảnh hai lần vào Khu vực Schengen trong thời gian visa còn hiệu lực. Do đó, bạn có thể rời khỏi Khu vực Schengen và nhập cảnh lại trong khoảng thời gian đó. Lần thứ hai bạn rời khỏi khu vực, là lúc visa của bạn hết hạn.

3.3. Visa nhập cảnh nhiều lần 

Cho phép người sở hữu visa nhập cảnh và xuất cảnh bao nhiêu lần tùy ý. Visa này có giá trị tối đa là 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày.

Visa nhập cảnh nhiều lần được chia thành các loại như sau:

- Visa Schengen nhập cảnh nhiều lần một năm: Bạn có thể nộp đơn xin loại visa này với điều kiện đã sử dụng 3 visa trong vòng 2 năm trước đó. Trong hồ sơ, bạn sẽ cần xuất trình bằng chứng về các visa trước đây của bạn và các chuyến đi bạn đã thực hiện đến Khu vực Schengen. Visa Schengen nhập cảnh nhiều lần một năm cho phép bạn ở lại dưới 90 ngày trong mỗi khoảng thời gian 180 ngày.

Visa schengen nhập cảnh nhiều lần
(Ảnh: Sưu tầm)

- Visa Schengen nhập cảnh nhiều lần ba năm: Loại visa này sẽ được cấp cho những người nộp đơn đã từng xin và sử dụng hợp pháp visa nhập cảnh nhiều lần có giá trị 1 năm trong vòng 2 năm trước đó. Lúc này, quy tắc 90/180 được áp dụng.

- Visa Schengen nhập cảnh nhiều lần năm năm: Bạn có thể nộp đơn xin visa nhập cảnh nhiều lần 5 năm nếu đã xin và sử dụng hợp pháp visa nhập cảnh nhiều lần trước đó có giá trị ít nhất 2 năm trong vòng 3 năm qua.

II. Quy trình xin visa Schengen (visa châu Âu)

1. Hồ sơ xin visa Schengen

1.1. Chứng minh nhân thân

- Form khai xin visa Châu Âu ( Do ĐSQ/LSQ cấp).

- Hộ chiếu ( các nước Châu Âu hiện tại vẫn dán visa vào hộ chiếu, ( các nước ÚC, Hàn Quốc, Ấn Độ,… sẽ là visa điện tử ( quý khách chỉ cần in ra giấy là được ).

- CMND hoặc thẻ căn cước công dân (photo cả 2 mặt)

Form khai xin visa Châu Âu
(Ảnh: Sưu tầm)

 

1.2. Chứng minh công việc:

a. Đối với nhân viên của một công ty hoặc cơ quan:

- Hợp đồng lao động.

- Sao kê tài khoản ngân hàng 6 tháng gần nhất.

- Giấy nghỉ phép từ nhà tuyển dụng.

- Tờ khai thuế thu nhập hoặc Giấy chứng nhận thuế thu nhập được khấu trừ tại nguồn lương.

b. Đối với người tự kinh doanh:

- Bản sao giấy phép kinh doanh của bạn.

- Sao kê tài khoản ngân hàng của công ty trong 6 tháng gần nhất.

- Tờ khai thuế thu nhập.

c. Đối với sinh viên:

- Giấy chứng nhận sinh viên của trường.

- Thư chấp thuận từ trường.

d. Đối với trẻ vị thành niên

Cha mẹ/người giám hộ hợp pháp của trẻ vị thành niên xin visa Schengen phải nộp thêm một số giấy tờ cho đương đơn chưa đủ tuổi:

- Giấy khai sinh của trẻ vị thành niên.

- Mẫu đơn có chữ ký của cả cha và mẹ.

- Lệnh từ tòa án gia đình – trong trường hợp chỉ có một phụ huynh có toàn quyền giám hộ đứa trẻ.

- Bản sao công chứng căn cước công dân hoặc passport của cả bố và mẹ.

- Giấy ủy quyền có công chứng của cha mẹ có chữ ký của cả cha mẹ/người giám hộ nếu trẻ vị thành niên đi du lịch một mình.

e. Các trường hợp khác

- Đối với người về hưu: Sao kê lương hưu 6 tháng gần nhất.

- Nếu thất nghiệp và kết hôn với một công dân EU:

+ Thư xác nhận việc làm không quá 3 tháng từ người sử dụng lao động của vợ/chồng của họ nêu rõ vị trí được giữ trong công ty cũng như ngày bắt đầu.

+ Passport hợp lệ của vợ hoặc chồng.

+ Giấy chứng nhận kết hôn chính thức.

+ Ngoài những giấy tờ trên, một cuộc phỏng vấn cá nhân với người nộp đơn có thể được yêu cầu bất cứ lúc nào.

1.3. Chứng minh tài chính

- Sổ tiết kiệm tối thiểu 5000$

- Sao kê sổ tiết kiệm ngân hàng, bổ sung giấy tờ nhà, xe cộ, cổ phiếu..)

Chứng minh tài chính càng mạnh cơ hội xin visa Schengen càng nhiều
Chứng minh tài chính càng mạnh cơ hội xin visa Schengen càng nhiều (Ảnh: Sưu tầm)

1.4. Lên kế hoạch cho chuyến đi

- Lên 1 bảng kế hoạch chi tiết khi làm visa Châu Âu là điều cần thiết, nó giúp cho ĐSQ/LSQ thấy được mục đích đi của bạn là rõ ràng.

- Nên booking khách sạn trước ( có thể khứ hồi )

2. Thủ tục xin visa Schengen

Bước 1: Đăng ký lịch hẹn

Đây là bước bắt buộc. Bạn có thể gọi điện đặt lịch hẹn hoặc đặt online. Với hình thức online thì bạn làm theo các bước như sau:

- Truy cập vào đường link: https://fr.tlscontact.com/vn/
-  Chọn nơi nộp hồ sơ
- Đăng ký, kích hoạt tài khoản và làm theo hướng dẫn.
Sau khi hoàn tất, bạn in giấy xác nhận lịch hẹn và đem theo khi đến nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đúng giờ hẹn

Đem theo toàn bộ giấy tờ đã chuẩn bị đúng theo yêu cầu của phía LSQ, kể cả giấy xác nhận lịch hẹn. Bạn nên mang theo bản sao và cả bản chính để nhân viên LSQ đối chiếu. Họ sẽ trả bản gốc cho bạn, chỉ giữ Hộ chiếu và sẽ trả lại khi có kết quả xin visa.

Bước 3: Chờ nhận lại hộ chiếu và kết quả xin visa

Hồ sơ của bạn sẽ được Lãnh sự Pháp xét duyệt. Các trung tâm tiếp nhận này không có chức năng kiểm duyệt hồ sơ hay tác động vào quá trình xin visa của bạn. Họ chỉ tiếp nhận và gửi hồ sơ sang các ĐSQ, sau đó nhận lại Hộ Chiếu và gửi lại cho bạn. Do vậy, bạn sẽ không biết được kết quả là đậu hay trượt cho đến khi mở Hộ Chiếu lúc trả lại.

Một số lưu ý khi làm hồ sơ xin thị thực Schengen

- Toàn bộ các giấy tờ bằng tiếng Việt phải được dịch và công chứng sang tiếng Anh hoặc tiếng quốc gia bạn sẽ tới.

- Người nước ngoài ở Việt Nam cần có bằng chứng cư trú hợp pháp như visa hoặc thẻ tạm trú.

- Lên lịch trình chi tiết cho chuyến đi khớp với thời gian nhập cảnh, xuất cảnh và địa điểm lưu trú. Đây là chi tiết thường bị nhiều người coi nhẹ, dẫn đến hồ sơ thiếu logic và không tạo được sự tin tưởng cho cơ quan xét duyệt.

- Khi đặt phòng khách sạn, bạn nên tìm hiểu kỹ chính sách hủy phòng của nơi lưu trú cụ thể để tránh bị mất tiền. Tốt nhất là nên đặt phòng tại những trang uy tín.

- Trong quá trình xét hồ sơ, nhân viên của ĐSQ có thể gọi điện cho bạn bất cứ lúc nào để xác minh thông tin.

3. Nơi nộp hồ sơ xin visa Schengen

Tùy vào quốc gia bạn định xin visa Schengen mà địa điểm nộp hồ sơ sẽ khác nhau:

- Nếu xin visa vào một trong những quốc gia là Ý, Hà Lan, Đan Mạch, Áo, Bỉ, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Phần Lan, Iceland, Lithuania, Na Uy, bạn nộp hồ sơ tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực VFS Global, địa chỉ ở TÒA NHÀ OCEAN PARK Phòng 207, Tầng 2, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Nếu xin visa vào các quốc gia gồm: Pháp, Thụy Sĩ hoặc Estonia, bạn nộp hồ sơ tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực TLScontact tại  Tầng 8, Tòa nhà Pacific Place 83B Đường Lý Thường Kiệt, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

- Nếu xin visa đến Tây Ban Nha, nộp hồ sơ tại Trung tâm BLS International ở số 64 Đ. Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nếu xin visa Schengen đi Đức, Ý, Áo, Phần Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Pháp, bạn hãy nộp hồ sơ tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán của những quốc gia này.

VFS ở Hà Nội
VFS ở Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

 

4. Lệ phí xin visa Schengen

Chi phí làm visa châu Âu bao gồm:

Phân loại

Chi phí

Lệ phí Lãnh sự

Visa châu Âu ngắn hạn (thời gian lưu trú dưới 90 ngày)

Trên 12 tuổi: 80 Euro ~ 2.100.000 VND

6 – 12 tuổi: 40 Euro ~ 1.050.000 VND

Dưới 6 tuổi: không tốn phí

Visa châu Âu dài hạn (thời gian lưu trú trên 90 ngày)

75 Euro ~ 2.000.000 VND

Phí dịch vụ trung tâm

Mỗi trung tâm tiếp nhận hồ sơ làm thị thực sẽ có lệ phí visa châu Âu khác nhau:

BLS: 423.000 VND

VFS: 734.000 VND

 

Trong đó, lệ phí chưa bao gồm các khoản phí khác như: Dịch vụ chuyển phát, tin nhắn, chụp ảnh, photocopy, dịch thuật, công chứng,…

Lệ phí xin visa Schengen
(Ảnh: Sưu tầm)

Lệ phí làm visa Schengen được thu bằng VNĐ và có thể thay đổi tùy theo tỷ giá tại thời điểm nộp hồ sơ. Tỷ giá này được quyết định bởi Cơ quan có thẩm quyền và được cập nhật thường xuyên. 

Lưu ý: Các khoản lệ phí đã nộp đều không được hoàn trả ngay cả khi bạn bị từ chối cấp visa. Vì vậy, để không tốn thời gian, công sức và chi phí, quý khách nên sử dụng dịch vụ làm visa Schengen để có thể đậu visa ngay từ lần đầu nộp hồ sơ.

5. Thời gian xin visa Schengen

Bạn nên nộp đơn xin visa Schengen ít nhất 2 tuần trước chuyến đi theo kế hoạch. Sau đó, Đại sứ quán/Lãnh sự quán sẽ trả lời trong 10 ngày làm việc (hoặc ít hơn như thường lệ) – đây là thời gian cần thiết để xử lý tất cả các tài liệu và yêu cầu của khách du lịch. 

Thời gian xin visa Schengen
(Ảnh: Sưu tầm)

Tùy thuộc vào tình huống, thời gian tiến hành có thể mất đến 2 tháng nếu có điều gì đó chưa ổn với từng trường hợp, hoặc có tình huống chính trị bất thường nào đang diễn ra.

Ngoài ra, thời gian sớm nhất bạn có thể nộp đơn xin visa du lịch vào Khu vực Schengen là 3 tháng trước chuyến đi của bạn.

III. Những câu hỏi về xin visa Châu Âu

1. Xin visa đi châu Âu có khó không?

Xin visa đi châu Âu có khó không là câu trả lời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu so với visa Mỹ thì việc xin visa châu Âu sẽ không quá căng thẳng. Tuy nhiên, trong danh sách những quốc gia khó xin visa nhất thế giới thì luôn có mặt những các nước thuộc châu Âu. 

các nước châu thuộc top các nước xin visa khó
(Ảnh: Sưu tầm)

Những lý do khiến cho việc xin visa châu Âu khó khăn có thể kể đến như:

- Tiêu chuẩn để xin visa vào các nước Schengen theo đánh giá khách quan là khá cao.

- Có nhiều tình trạng nhập cảnh trái phép. Điều này khiến cho chính quyền nâng cao cảnh giác.

- Khi xin visa vào một quốc trong khối Schengen thì có thể đi được 26 nước trong khối này. Điều này dẫn đến việc việc kiểm soát sẽ phải chặt chẽ hơn.

Nếu bạn vẫn còn lo lắng về việc xin visa châu Âu, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của một công ty tư vấn du lịch chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ xin visa một cách đầy đủ và chính xác, cũng như tư vấn cho bạn cách trả lời phỏng vấn xin visa một cách thuyết phục.

2. Xin visa châu Âu nước nào dễ nhất?

Du lịch Việt Nam lưu ý bạn nên lưu ý vấn đề này, vì khi xin visa du lịch Châu Âu, bạn nên chọn những nước có số lượng hồ sơ xin visa Schengen nhiều nhất. Vì những quốc gia này sẽ có chính sách dễ dàng và cởi mở hơn và cơ hội đậu visa cao hơn. 

Đất nước Pháp lãng mạn dễ xin visa hơn các nước thuộc khối Schengen
Đất nước Pháp lãng mạn dễ xin visa hơn các nước thuộc khối Schengen (Ảnh: Sưu tầm)

Bạn có thể tham khảo tại Pháp, hầu hết mọi người đều chọn Pháp để xin visa Schengen. Ngoài ra, Pháp có đường bay thẳng và giá vé máy bay tương đối rẻ hơn so với các nước khác. Rất thích hợp nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch Châu Âu giá rẻ. Sau Pháp, Đức và Ý cũng là lựa chọn được nhiều người xin visa Schengen.

3. Khi xin visa châu Âu tự túc cần lưu ý gì?

- Nếu bạn chỉ du lịch ở 1 nước thì chỉ cần xin visa tại nước đó. Còn nếu chuyến đi của bạn gồm nhiều nước thì tốt nhất nên xin visa khối Schengen cho tiện.

- Hồ sơ phải đảm bảo tính minh bạch. Một khi phía Lãnh sự quán phát hiện hồ sơ giả mạo (khai gian nghề nghiệp, hợp đồng lao động giả,…) thì hồ sơ đó ngay lập tức bị đánh rớt.

- Phần chứng minh tài chính: Tài chính được chứng minh càng mạnh thì càng tốt cho kết quả xin visa. Vì điều đó cho thấy bạn đủ khả năng chi trả cho chuyến du lịch.

- Tùy vào quốc gia mà bạn nộp hồ sơ xin visa mà thời hạn hiệu lực của visa cũng như thời gian lưu trú sẽ khác nhau.

- Ít ai biết rằng, việc không có bảo hiểm du lịch cũng là một trong những nguyên do khiến hồ sơ bị từ chối. Vì vậy, khi đi du lịch Châu Âu, bạn bắt buộc phải có bảo hiểm du lịch cho cả chuyến đi.

- Hiện nay, tình trạng nhập cư trái phép sang Châu Âu đang được siết chặt. Vì vậy, bạn phải chứng minh được rằng mình chỉ đến đây để du lịch và không muốn ở lại (chỉ ra các mối quan hệ chặt chẽ ở Việt Nam như: công việc, gia đình,.. để tạo sự tin tưởng cho phía Lãnh sự quán).

Như vậy, với tất cả những thông tin và hướng dẫn xin visa Schengen, bạn hoàn toàn tự tin lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ ở châu Âu.

 

Nếu bạn vẫn còn vấn đề khác, vui lòng liên hệ PYS Travel để được giải đáp hoặc sử dụng dịch vụ Visa Châu Âu:

02473075060 (Hà Nội) hoặc 02873075060 (HCM)

 
Bản Quyền Hình Ảnh

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh

Tour nổi bật tại Châu Âu

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn

Gọi tổng đài
Chat ngay
Gọi tổng đài
Chi nhánh HN
Chi nhánh HCM