Kinh nghiệm du lịch Tây Tạng - Chinh phục "Mái nhà thế giới"

14:20 08/10/2024


Kinh nghiệm du lịch Tây Tạng - Chinh phục "Mái nhà thế giới"

Tây Tạng luôn có sức hút kỳ lạ đối với du khách. Từ những ngôi chùa cổ kính đến những đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa, Tây Tạng nhất định sẽ không làm bạn thất vọng. Bài viết này chia sẻ những kinh nghiệm du lịch Tây Tạng thực tế, những câu chuyện thú vị và những hình ảnh đẹp mắt, giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho hành trình của mình.

Tây Tạng, hay còn gọi là “Mái nhà thế giới”, nằm ở khu vực cao nguyên trung tâm châu Á. Đây là một vùng đất nổi tiếng với cảnh quan tráng lệ, văn hóa phong phú và tôn giáo đặc sắc, chủ yếu là Phật giáo Tây Tạng. Tây Tạng bao gồm các thành phố lớn như Lhasa, Shigatse và Gyantse, và có nhiều ngôi chùa, tu viện cổ kính cùng với các dãy núi cao như Himalaya.

thủ đô lhasa

Thủ phủ hoa lệ của Tây Tạng (Ảnh: Sưu tầm)

1. Du lịch Tây Tạng phù hợp với ai?

Tây Tạng - Vẻ đẹp huyền bí và thử thách, nổi tiếng với những dãy núi "chạm" trời, những hồ nước xanh ngọc tuyệt đẹp và những tu viện cổ kính. Vùng đất này thu hút những tâm hồn ưa khám phá, yêu thiên nhiên và muốn tìm hiểu về văn hóa Phật giáo. Không khí trong lành, bầu trời xanh ngắt và phong cảnh hùng vĩ là những điều mà bạn sẽ không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Với độ cao trung bình khoảng 4.500 mét so với mực nước biển, không khí ở Tây Tạng rất loãng, nên du khách cần thời gian để thích nghi. Chính độ cao nơi đây cũng là một thử thách lớn đối với những người không quen khí hậu lạnh và không khí loãng.

du lịch tây tạng

Những dãy núi với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ (Ảnh: Sưu tầm)

Tây Tạng là điểm đến lý tưởng cho những ai?

Những người yêu thích khám phá và mạo hiểm: Nếu bạn là người thích chinh phục những thử thách mới, muốn khám phá những vùng đất hoang sơ và trải nghiệm những cảm giác mạnh, Tây Tạng chắc chắn là một điểm đến lý tưởng.

Những người yêu thích văn hóa Phật giáo: Tây Tạng là đất Phật, với những ngôi chùa cổ kính và những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa Phật giáo. Nếu bạn muốn tìm hiểu về Phật giáo và trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, hãy đến Tây Tạng.

Những người có sức khỏe tốt: Đây là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định đi du lịch Tây Tạng. Do độ cao lớn, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu oxy và say độ cao. Vì vậy, những người có tiền sử bệnh tim mạch, hô hấp hoặc các bệnh mãn tính khác nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định tham gia tour.

Những người có tinh thần lạc quan và thích nghi tốt: Khí hậu Tây Tạng khắc nghiệt, đường đi khó khăn và điều kiện sinh hoạt không bằng phẳng như ở thành phố. Vì vậy, bạn cần có một tinh thần lạc quan, kiên trì và sẵn sàng thích nghi với những điều kiện mới.

kinh nghiệm du lịch tây tạng

Hành trình chinh phục mảnh đất Tây Tạng (Ảnh: Sưu tầm)

2. Thời điểm thích hợp để du lịch Tây Tạng

Người Tây Tạng gọi vùng đất của họ là Gangs-ljongs hoặc Kha-ba-can (“Vùng đất tuyết”), ở đây có khí hậu ôn đới khô. Tây Tạng rất lạnh, đặc biệt vào mùa đông, với nhiệt độ có thể xuống dưới 0°C. Mùa hè ở đây khá mát mẻ, mưa rất ít. Mỗi mùa ở Tây Tạng đều có những nét đẹp riêng. Để có một chuyến đi trọn vẹn, việc lựa chọn thời điểm thích hợp là vô cùng quan trọng.

Mùa xuân (tháng 4 - 5): Mùa xuân là thời điểm tuyệt vời để khám phá vẻ đẹp của Tây Tạng, khi tiết trời đã ấm hơn và băng đã tan sau ngày đông dài lạnh giá. Trong khoảng thời gian này, những bông hoa bắt đầu nở rộ, tạo nên một bức tranh sống động với sắc màu rực rỡ. Nhiệt độ trong mùa xuân bắt đầu ấm lên, các du khách có thể dễ dàng tham gia vào các chuyến hành trình trekking, thưởng thức không khí trong lành và chiêm ngưỡng những cảnh quan tuyệt đẹp của vùng cao nguyên.

du lịch tây tạng mùa xuân

Mùa xuân nhen nhóm khắp Tây Tạng (Ảnh: Sưu tầm)

Mùa hè (tháng 6 - 8): Đây là mùa cao điểm du lịch Tây Tạng, thời tiết ấm áp, dễ chịu. Với lượng khách du lịch đông đúc cũng đồng nghĩa với việc giá cả các dịch vụ sẽ cao hơn. Dù vậy, mùa hè ở Tây Tạng vẫn mang đến những kỷ niệm khó quên và cơ hội để tận hưởng vẻ đẹp của vùng đất huyền bí này.

du lịch tây tạng mùa hè

Cánh đồng hoa Tulip Tây Tạng (Ảnh: Sưu tầm)

Mùa thu (tháng 9 - 10): Thời tiết vào thu rất dễ chịu, không quá nóng cũng không quá lạnh. Cảnh sắc thiên nhiên Tây Tạng vào mùa thu với những sắc vàng, đỏ của lá cây sẽ khiến bạn không khỏi ngỡ ngàng. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để chụp ảnh phong cảnh. Lượng khách du lịch giảm so với mùa hè, giúp bạn có thể tận hưởng không gian yên bình hơn tại các điểm tham quan.

kinh nghiệm du lịch tây tạng

Tây Tạng mùa thu (Ảnh: Sưu tầm)

Mùa đông (tháng 11 - 3): Mùa đông mang đến cơ hội tuyệt vời để chiêm ngưỡng vẻ đẹp mộc mạc của Tây Tạng trong tuyết trắng. Các lễ hội truyền thống như Tết Losar cũng diễn ra vào mùa này, tạo nên trải nghiệm văn hóa độc đáo cho du khách. Nếu bạn muốn trải nghiệm một Tây Tạng hoàn toàn khác biệt, mùa đông cũng là một lựa chọn thú vị. Mặc dù vậy, bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo ấm và các vật dụng cần thiết. Hãy lưu ý rằng một số địa điểm và tuyến đường có thể bị đóng cửa do thời tiết khắc nghiệt.

lhasa tây tạng mùa đông

Mùa đông phủ trắng tuyết (Ảnh: Sưu tầm)

 lễ tết losar tây tạng

Lễ Tết Losar truyền thống của người Tây Tạng (Ảnh: Sưu tầm)

Mỗi người sẽ có những sở thích riêng biệt. Đối với những người yêu thích leo núi, thời gian thích hợp để thăm Tây Tạng là từ tháng 4 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10. Mặc dù mùa đông từ tháng 11 đến giữa tháng 2, nhiều hoạt động du lịch tại Tây Tạng sẽ tạm ngưng. Tuy nhiên, đừng lo lắng, PYS Travel vẫn luôn sẵn sàng mang đến cho bạn những trải nghiệm du lịch hấp dẫn khác, phù hợp với từng mùa trong năm:

Tham khảo ngay>> Tour Cáp Nhĩ Tân - Yabuli - Làng tuyết Hương 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

3. Thủ tục quan trọng khi du lịch Tây Tạng 

Để có một chuyến hành trình khám phá Tây Tạng trọn vẹn, việc xin giấy phép du lịch là một trong những thủ tục quan trọng nhất mà bạn cần hoàn thành. PYS Travel sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này để bạn yên tâm chuẩn bị cho chuyến đi của mình.

3.1. Tại sao cần giấy phép du lịch Tây Tạng?

Tây Tạng là một vùng đặc biệt của Trung Quốc, và việc quản lý du khách ở đây rất nghiêm ngặt. Để có thể vào và tham quan các nơi tại Tây Tạng, bạn cần có giấy phép du lịch. Đây là giấy tờ xác nhận bạn được phép nhập cảnh và khám phá khu vực này.

visa đi tây tạng

3.2. Thủ tục xin giấy phép đi Tây Tạng

1. Xin Visa Trung Quốc

- Bạn cần hoàn thành mẫu đơn xin visa Trung Quốc.

- Chuẩn bị hồ sơ:

• Hộ chiếu gốc còn hiệu lực (trên 6 tháng).

• 2 ảnh 4x6 nền trắng

• Giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi (như vé máy bay khứ hồi, đặt chỗ khách sạn).

• CMND/CCCD photo, lần đầu đi nước ngoài thì thêm sổ hộ khẩu photo hoặc khai báo thường trú CT07

- Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc gần nhất.

Lưu ý: Riêng đối với khu vực miền Nam yêu cầu Công chứng hoặc mang bản gốc đối chiếu, chứng minh tài chính, chứng minh công việc.

Tham khảo ngay>> Hướng dẫn xin visa Trung Quốc chi tiết nhất của PYS Travel

2. Xin Giấy phép vào Tây Tạng

Bạn cần đi theo đoàn hoặc đặt tour với một công ty du lịch được cấp phép, vì cá nhân không thể xin giấy phép vào Tây Tạng. Phía công ty sẽ cung cấp hướng dẫn viên địa phương và chuẩn bị đầy đủ bình dưỡng khí cũng như oxy dự phòng cho bạn.

Sau khi đặt tour, công ty lữ hành sẽ chuẩn bị giấy phép nhập cảnh vào Tây Tạng (Tibet Travel Permit) cho bạn.

3. Thời gian xử lý

- Visa Trung Quốc: Thời gian xử lý thường từ 4 đến 5 ngày làm việc.

- Giấy phép vào Tây Tạng: Công ty du lịch thường mất khoảng 2 tuần để chuẩn bị giấy phép này.

Lưu ý: Đảm bảo rằng thông tin cá nhân trong hộ chiếu và tài liệu xin visa là chính xác. Nên bắt đầu quá trình xin visa và giấy phép khoảng 1-2 tháng trước khi dự định khởi hành.

4. Phương tiện di chuyển khi du lịch Tây Tạng

4.1. Phương tiện di chuyển đến Tây Tạng

Máy bay: Hiện nay, máy bay là phương tiện di chuyển phổ biến nhất để đến Tây Tạng. Các hãng hàng không lớn đều có các chuyến bay thẳng hoặc quá cảnh đến Lhasa - thành phố lớn nhất và là trung tâm du lịch của Tây Tạng.

Tàu hỏa: Tàu hỏa là một lựa chọn tuyệt vời. Tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng là một trong những tuyến đường sắt cao nhất thế giới, mang đến cho du khách những khung cảnh ngoạn mục. Để di chuyển từ Viêt Nam tới Tây Tạng, bạn sẽ cần phải thực hiện một số bước, bao gồm cả việc đi máy bay và tàu hỏa:

• Bước 1: Bay từ Việt Nam đến Trung Quốc

• Bạn có thể bay từ các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng đến một trong các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải hoặc Thành Đô. Các hãng hàng không như Vietnam Airlines, China Southern Airlines và Air China thường có các chuyến bay thẳng hoặc quá cảnh tới những thành phố này.

• Bước 2: Di chuyển bằng tàu lửa từ thành phố Trung Quốc đến Tây Tạng

• Từ thành phố bạn hạ cánh, bạn cần di chuyển tới Thành Đô (Chengdu), vì đây là một trong những điểm khởi đầu chính để đi tới Tây Tạng.
• Từ Thành Đô, bạn có thể bắt tàu lửa đến Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng. Tàu lửa từ Thành Đô đến Lhasa là một trong những chuyến tàu đẹp nhất thế giới, với cảnh quan tuyệt đẹp của núi non và cảnh vật Tây Tạng.

• Chuyến tàu:

• Thời gian di chuyển từ Thành Đô đến Lhasa bằng tàu lửa thường mất khoảng 36-48 giờ tùy thuộc vào chuyến tàu.
• Bạn nên đặt vé tàu trước, đặc biệt là vào mùa du lịch cao điểm, vì vé có thể nhanh chóng hết.

Lưu ý khi di chuyển bằng đường bộ: 

Khi di chuyển bằng đường bộ, đặc biệt là khi đi qua những cung đường đèo cao, bạn cần chuẩn bị tinh thần đối phó với tình trạng say độ cao. Bên cạnh đó, bạn hãy luôn tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân.

4.2. Phương tiện di chuyển ở Tây Tạng

- Xe Ô Tô:

• Thuê xe riêng: Đây là cách phổ biến nhất để di chuyển trong khu vực. Bạn có thể thuê xe với tài xế để khám phá các điểm du lịch.

• Xe khách: Có nhiều tuyến xe khách kết nối giữa các thành phố lớn như Lhasa, Shigatse và Gyantse. Đây là phương tiện tiết kiệm nhưng có thể mất nhiều thời gian. Bạn nên cân nhắc kỹ về thời gian di chuyển và sự thoải mái của mình nhé.

Tàu cao nguyên: Tàu hỏa từ các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, và Thành Đô đến Lhasa là một trải nghiệm thú vị. Tàu cao nguyên cung cấp cảnh quan tuyệt đẹp và là lựa chọn an toàn cho những ai muốn tiết kiệm thời gian.

Kinh nghiệm du lịch Tây Tạng

Đi xe lửa được xem là lựa chọn tốt cho chuyến đi (Ảnh: Sưu tầm)

Xe đạp địa hình: Đối với những người yêu thích phiêu lưu, đi xe đạp qua các vùng núi Tây Tạng là một trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe và trang bị những vật dụng cần thiết.

đạp xe ở tây tạng

Trải nghiệm cảnh quan Tây Tạng qua các cung đường núi (Ảnh: Sưu tầm)

Đi Bộ - Trekking: Nhiều du khách lựa chọn đi bộ để khám phá các khu vực hẻo lánh và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Có nhiều tuyến trekking nổi tiếng như Everest Base Camp và Annapurna Circuit cho bạn tham khảo.

trekking tây tạng

Điểm đến hấp dẫn của những người ưa thích mạo hiểm (Ảnh: Sưu tầm)

trekking tây tạng

Đoàn du khách nối gót nhau trên hành trình trekking (Ảnh: Sưu tầm)

Xe Buýt Địa Phương: Tại Lhasa và một số thành phố lớn khác, xe bus công cộng có sẵn để di chuyển trong thành phố, giúp tiết kiệm chi phí.

xe bus tây tạng

Các tuyến xe bus luôn có sẵn trong thành phố (Ảnh: Sưu tầm)  

5. Địa điểm tham quan khi du lịch Tây Tạng 

Lhasa - Trái tim của Tây Tạng

Lhasa, thành phố thủ phủ của Tây Tạng, là điểm đến không thể bỏ qua trong bất kỳ hành trình khám phá nào. Nơi đây tập trung những công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ và linh thiêng như cung điện Potala, đền Jokhang,... mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa sâu sắc. Biểu tượng của Tây Tạng là một công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ với hàng nghìn phòng và những bức bích họa tuyệt đẹp.

thành phố thủ phủ của tây tạng

Lhasa tượng trưng cho trái tim của Tây Tạng (Ảnh: Sưu tầm)

 cung điện potala tây tạng

Cung điện Potala nguy nga tại thủ phủ Tây Tạng (Ảnh: Sưu tầm)

Một trong những ngôi đền Phật giáo cổ kính nhất Tây Tạng, thu hút hàng triệu tín đồ Phật giáo đến hành hương mỗi năm.

đền jokhang du lịch tây tạng

Đền Jokhang an tĩnh (Ảnh: Sưu tầm)

Phố Barkhor, thường được biết đến như “Cửa sổ của Tây Tạng”, nổi tiếng là một địa điểm mua sắm. Con phố sầm uất với những hàng quán, cửa hàng lưu niệm và các hoạt động văn hóa truyền thống

kinh nghiệm du lịch tây tạng

Một góc phố Barkhor nhộn nhịp (Ảnh: Sưu tầm)

Shigatse - Thành phố của Panchen Lạt Ma

Shigatse, thành phố lớn thứ hai của Tây Tạng, nổi tiếng với tu viện Tashi Lhunpo - nơi cư trú của Panchen Lạt Ma, một trong những vị lãnh tụ tinh thần quan trọng của Phật giáo Tây Tạng.

shigatse thành phố của panche lạt ma 

Một trong những tu viện lớn nhất và quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng (Ảnh: Sưu tầm)

Gyantse - Thị trấn cổ kính

Gyantse là một thị trấn cổ kính nằm cách Lhasa khoảng 254 km về phía tây nam, nổi bật với những di tích lịch sử và văn hóa độc đáo. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa Tây Tạng.

 gyante tây tạng

Pháo đài cổ với kiến trúc độc đáo, nằm trên một ngọn đồi cao nhìn xuống thành phố (Ảnh: Sưu tầm)

Hồ Yamdrok - Viên ngọc xanh trên cao nguyên

Hồ Yamdrok, còn được gọi là "Viên ngọc xanh trên cao nguyên", là một trong những hồ nước đẹp nhất Cao nguyên Tây Tạng. Với màu nước xanh ngọc đặc trưng và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hồ Yamdrok là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên.

hồ yamdrok tso du lịch tây tạng

Viên ngọc xanh trên cao nguyên Tây Tạng (Ảnh: Sưu tầm)

Hồ thiên đường Namtso

Hồ Namtso nổi tiếng với cảnh đẹp tuyệt vời, với màu nước xanh ngọc và những dãy núi bao quanh. Khu vực xung quanh hồ là nơi cư trú của nhiều loài chim, đặc biệt là chim di cư như ngỗng và vịt. Hồ Namtso là một địa điểm linh thiêng trong văn hóa Phật giáo Tây Tạng, nhiều người hành hương đến đây để cầu nguyện và tìm kiếm sự thanh tịnh.

 hồ namtso du lịch tây tạng

 Hồ Namtso được coi là nơi thờ cúng của các tín đồ (Ảnh: Sưu tầm)

Vẻ đẹp của hồ Ranwu

Hồ Ranwu nổi bật với màu nước xanh lam, bao quanh là những dãy núi tuyết và rừng thông, tạo nên khung cảnh thơ mộng. Đây là điểm đến yêu thích cho các hoạt động như đi bộ đường dài, chụp ảnh và tận hưởng thiên nhiên. Hồ Ranwu có nhiều truyền thuyết liên quan đến hồ này. 

 hồ ranwu du lịch tây tạng

Hồ Ranwu (Ảnh: Sưu tầm)

Núi Everest Base Camp - Thử thách chinh phục đỉnh cao

Đối với những du khách ưa thích mạo hiểm, núi Everest Base Camp chính là một điểm đến không thể bỏ qua. Nằm ở độ cao khoảng 5.364 mét, trại cơ sở này không chỉ mang đến cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp choáng ngợp của đỉnh Everest mà còn là bước khởi đầu cho hành trình chinh phục ngọn núi cao nhất thế giới.

núi everest base camp

Everest Base Camp khi đêm xuống (Ảnh: Sưu tầm)

6. Văn hóa ẩm thực khi du lịch Tây Tạng 

Ẩm thực Tây Tạng mang màu sắc từ Phật giáo, với nhiều món ăn chay và hạn chế thịt đỏ. Các món ăn Tây Tạng thường sử dụng các nguyên liệu địa phương như thịt yak, cừu, bột mạch nha, và các loại rau củ trồng ở vùng cao nguyên. Để khám phá hết hương vị độc đáo của Tây Tạng, bạn nên thử các món ăn truyền thống như:

Momos

Momos là một loại bánh bao hấp trong ẩm thực Tây Tạng và Nepal, cũng rất phổ biến ở nước láng giềng Bhutan và Ấn Độ. Phần lớn momos của Tây Tạng có hình dạng nửa vầng trăng giống như jiaozi, trong khi momos của Nepal thường có hình tròn như baozi.

ẩm thực tây tạng

Món bánh bao truyền thống của người Tây Tạng (Ảnh: Sưu tầm)

Thukpa

Món mì sợi hầm với thịt và rau, được xem là món ăn ấm lòng trong những ngày đông giá lạnh ở Tây Tạng. Thukpa là sự kết hợp giữa phở gà và ramen, tạo thành một món súp đơn giản, dễ ăn và phù hợp với hầu hết khẩu vị. Thành phần chính của một bát mì Tây Tạng bao gồm mì, thịt, rau và nhiều loại gia vị khác nhau. Thukpa sử dụng sợi mì gạo dày, có hình dạng tương tự như sợi bún ở Việt Nam.

ẩm thực tây tạng

Thukpa - kết hợp giữa phở gà và ramen độc lạ (Ảnh: Sưu tầm)

Trà Bơ Yak

Trà bơ yak là thức uống đặc trưng của người Tây Tạng, có vị mặn và béo. Uống trà bơ là một phần thường xuyên trong cuộc sống của người Tây Tạng. Trước khi làm việc, người Tây Tạng thường thưởng thức một vài bát đồ uống này và nó luôn được phục vụ cho khách. Bơ cũng có thể giúp ngăn ngừa nứt nẻ môi.

Sha phaley

Bánh mì Tây Tạng, thường được làm từ bột mạch nha và ăn kèm với trà bơ.

Sha Phaley, còn được gọi là Shambhala, là một món bánh mì Tây Tạng nhồi thịt dày dặn và bắp cải, sau đó được tạo hình thành hình bán nguyệt hoặc hình tròn và tùy theo biến thể khu vực sẽ được chiên giòn hoặc áp chảo như miếng dán nồi.

 ẩm thực tây tạng

Thưởng thức Sha phaley cùng trà bơ yak sẽ trọn vị hơn (Ảnh: Sưu tầm)

Tsampa

Đây là một món nếp làm từ bột mì rang, thường là bột lúa mạch và đôi khi cũng có bột mì và bột được chế biến từ hạt mẫu đơn. Nó được trộn với trà bơ Tây Tạng. Tsampa hay Tsamba là một loại thực phẩm chủ yếu của Tây Tạng và Himalaya, nó cũng phổ biến ở các vùng phía bắc Nepal

ẩm thực tây tạng

Bánh Tsamba có vị ngọt bùi, giòn miệng và rất nhiều chất dinh dưỡng (Ảnh: Sưu tầm)

7. Vật dụng cần thiết mang theo khi đi du lịch Tây Tạng 

7.1. Áo quần và phụ kiện

- Áo quần ấm: Tây Tạng có khí hậu lạnh, đặc biệt về đêm. Đừng quên mang theo áo khoác dày, áo len, khăn choàng, găng tay và mũ len để giữ ấm cơ thể. Chọn những chiếc quần dài thoải mái, có thể là quần jeans hoặc quần vải để bảo vệ chân khỏi những vết xước nhỏ.

- Giày đi bộ: Một đôi giày đi bộ tốt sẽ giúp bạn thoải mái khi di chuyển trên những cung đường dài và địa hình đa dạng.

- Kính râm: Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời mạnh và bụi bẩn.

- Kem chống nắng: Dù thời tiết lạnh nhưng ánh nắng mặt trời vẫn có thể gây hại cho da, đặc biệt ở những vùng có độ cao.

7.2. Thuốc men và vật dụng y tế

- Thuốc say độ cao: Đây là vật dụng không thể thiếu khi du lịch Tây Tạng. Hãy chuẩn bị sẵn thuốc say độ cao theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Thuốc cảm, sốt, đau đầu: Mang theo một số loại thuốc thông dụng để phòng trường hợp ốm đau.

- Kem bôi vết côn trùng cắn: Bảo vệ bản thân khỏi muỗi và côn trùng.

- Băng gạc, thuốc sát trùng: Dùng để sơ cứu những vết thương nhỏ.

7.3. Vật dụng cá nhân khác

- Tiền mặt: Bạn nên đổi một ít tiền tệ địa phương để tiện mua sắm và chi tiêu. Dưới đây là các phương thức đổi tiền tệ để du lịch Tây Tạng một cách suôn sẻ:

• Tiền tệ chính thức: Ở Tây Tạng, bạn sẽ sử dụng Nhân dân tệ (RMB), viết tắt là CNY. Nên chuẩn bị các mệnh giá tiền giấy như 1, 5, 10, 20, 50 và 100 RMB, vì tiền xu thường không được chấp nhận.


• Đổi tiền trước khi đến Tây Tạng: Từ Việt Nam, bạn có thể đổi tiền tại các ngân hàng lớn hoặc tại sân bay. Nếu bắt đầu từ các thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thành Đô, bạn có thể đổi tiền tại các ngân hàng lớn như Ngân hàng Trung Quốc.  Hãy đảm bảo bạn có đủ tiền mặt trước khi khởi hành.


• Đổi tiền tại Tây Tạng: Nếu đến từ Nepal, bạn có thể đổi tiền ở Lhasa, Shigatse và các thành phố khác. Ngân hàng Trung Quốc là nơi duy nhất cung cấp dịch vụ đổi ngoại tệ.


• Sử dụng thẻ tín dụng và ATM: Một số máy ATM ở Lhasa và Shigatse chấp nhận thẻ quốc tế. Tuy nhiên, nên chuẩn bị đủ tiền mặt vì không phải ATM nào cũng hoạt động tốt và có thể bị tính phí cao khi sử dụng thẻ.

• Chi phí sinh hoạt: Chi phí cho một bữa ăn ở Tây Tạng khoảng 60-80 RMB (khoảng 180.000đ – 280.000đ). Bạn nên có một khoản tiền mặt để chi trả cho các chi phí cá nhân như đồ ăn, nước uống và quà lưu niệm.

- Bình nước: Uống đủ nước là rất quan trọng, đặc biệt ở vùng cao và có không khí loãng.

- Đèn pin: Có thể hữu ích trong trường hợp mất điện hoặc đi bộ vào ban đêm.

- Sạc dự phòng: Giúp bạn luôn kết nối với thế giới bên ngoài.

- Bản đồ và cẩm nang kinh nghiệm du lịch Tây Tạng của PYS Travel: Giúp bạn định hướng và khám phá Tây Tạng một cách hiệu quả.

du lịch tây tạng

Hành lý đi Tây Tạng bạn có thể tham khảo (Ảnh: Sưu tầm)

8. Mua quà gì khi đi du lịch Tây Tạng

Tây Tạng là thiên đường mua sắm với vô vàn món đồ thủ công mỹ nghệ độc đáo. Nếu bạn đang băn khoăn không biết mua quà gì khi du lịch Tây Tạng để làm quà cho người thân và bạn bè, hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây của PYS Travel nhé!

Các sản phẩm thủ công địa phương nổi tiếng

- Thảm len Tây Tạng là một nghề thủ công truyền thống cổ xưa. Thảm Tây Tạng được làm từ len cừu vùng cao, được gọi là changpel. Đây sẽ là một món quà vô cùng ý nghĩa!

- Trang sức bạc Tây Tạng được chế tác tỉ mỉ với những họa tiết mang đậm nét văn hóa truyền thống.

trang sức tây tạng

Lắc tay bạc Tây Tạng (Ảnh: Sưu tầm)

- Tượng Phật bằng gỗ, đồng hoặc đá là món quà mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

tượng phật tây tạng

Tượng phật là món quà tâm linh ý nghĩa khi đi Tây Tạng (Ảnh: Sưu tầm)

- Mặt nạ Tây Tạng theo truyền thống được gọi là ‘Ba’ trong ngôn ngữ địa phương. Những chiếc mặt nạ này độc nhất với nhau về hình dạng, kiểu dáng và vẻ đẹp. 

 mặt nạ tây tạng

Mặt nạ Tây Tạng có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau cho bạn lựa chọn (Ảnh: Sưu tầm)

Ngoài ra còn rất nhiều những đồ lưu niệm khác như thangka, nhang, đồ vải, đồ gỗ, trà, đặc sản, muối,... mà bạn có thể tha hồ lựa chọn. Bên cạnh đó, một số cửa hàng ở Tây Tạng chưa thanh toán bằng thẻ, vì vậy bạn nên chuẩn bị tiền mặt.

Trên đây là tất cả thông tin bạn cần biết về địa điểm du lịch “Mái nhà thế giới”. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về kinh nghiệm du lịch Tây Tạng. Đừng quên liên hệ PYS Travel để mách nhỏ bạn cho chuyến “phá đảo” Trung Quốc sắp tới.

Các tour du lịch Tây Tạng của PYS Travel để bạn tham khảo:

Tour Tây Tạng - Lhasa - Potala Cung - Đại Chiêu Tự - Hồ Yamdrok 9 ngày 8 đêm

Tour du lịch Tây Tạng

Tham khảo thêm các tour Trung Quốc của PYS Travel:

Tour du lịch Trung Quốc

Bản Quyền Hình Ảnh:

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ suất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn