Du lịch Tây Tạng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ của "nóc nhà thế giới"

17:55 01/10/2024


Du lịch Tây Tạng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ của "nóc nhà thế giới"

Du lịch Tây Tạng đang được nhiều du khách quan tâm bởi nơi đây được mệnh danh là "nóc nhà thế giới", luôn ẩn chứa một sức hút kỳ lạ đối với du khách. Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch Tây Tạng trong thời gian tới, nhất định phải đọc bài viết dưới đây.

1. Tây Tạng ở đâu, có xa Việt Nam không?

Tây Tạng (chữ Tạng: བོད་; Wylie: Bod, phát âm tiếng Tạng: [pʰø̀ʔ]; tiếng Trung: 藏區 (Tạng khu), các ngôn ngữ khác còn gọi nơi này là Tibet) là một khu vực cao nguyên tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya. Đây là quê hương của người Tạng cũng như một số dân tộc khác như Môn Ba, Khương, và Lạc Ba, hiện nay đây cũng là nơi cư trú của một lượng đáng kể người Hán và người Hồi. Tây Tạng là khu vực có cao độ lớn nhất trên Trái Đất, với độ cao trung bình là 4.900m (16.000 ft), và có hơn 50 đỉnh cao hơn 7.000m. Vì vậy, nơi đây được mệnh danh là “mái nhà của thế giới”, “cực thứ ba trên toàn cầu”, "đất nước của tuyết".

Tây Tạng có thuộc Trung Quốc không?
(Ảnh: Sưu tầm)

Tây Tạng tọa lạc ở biên giới phía tây nam của Trung Quốc, nằm giữa hai nền văn minh cổ đại của Trung Quốc và Ấn Độ, trên cao nguyên Thanh Hải. Về mặt địa lý Tây Tạng có diện tích 1,2 triệu km2, vùng đất này gồm ba phần: phía đông, nam và bắc. Phần phía đông là khu vực rừng nguyên sinh, phần phía bắc là đồng cỏ mở và phần phía nam là khu vực dành cho nông nghiệp.

Khoảng cách từ Hà Nội và TP.HCM đến Tây Tạng có thể ước tính theo đường chim bay (khoảng cách thẳng) như sau:

- Khoảng cách từ Hà Nội đến Lhasa (thủ phủ của Tây Tạng) là khoảng 2.000 km.

- Khoảng cách từ TP.HCM đến Lhasa là khoảng 3.200 km.

Do Tây Tạng nằm ở vị trí cao nguyên thuộc phía tây nam Trung Quốc và không có chuyến bay trực tiếp từ Việt Nam, nên việc di chuyển sẽ mất thời gian và yêu cầu quá cảnh.

2. Đôi nét về khí hậu của vùng đất Tây Tạng

Vốn được xem là “nóc nhà của thế giới”, Tây Tạng nằm ở độ cao 4.900m so với mực nước biển và đặc trưng khí hậu nơi đây có áp suất rất thấp. Nếu có dự định đến du lịch Tây Tạng, bạn cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt để tránh trường hợp bị rơi vào tình trạng chóng mặt, mệt mỏi và có thể thiếu oxy dẫn đến chóng mặt vô cùng.

khí hậu tây tạng rất khắc nghiệt
(Ảnh: Sưu tầm)

Bạn cần biết rằng thời tiết ở Tây Tạng là vô cùng khắc nghiệt, mùa khô kéo dài gần như hết năm. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Tây Tạng cũng rất thấp, chỉ rơi vào khoảng 311mm. Đặc biệt, Tây Tạng có nhiệt độ thấp và các đỉnh núi ở đây quanh năm đều sẽ luôn được bao phủ bởi tuyết trắng. 

3. Những địa điểm không thể bỏ lỡ khi du lịch Tây Tạng

Tây Tạng hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa tâm linh độc đáo. Phong cảnh Tây Tạng nổi bật với những dãy núi phủ tuyết trắng, hồ nước xanh biếc và thảo nguyên rộng lớn, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, khó quên.

3.1. Cung điện Potala

Cung điện Potala là một kỳ quan kiến ​​trúc đã tồn tại như một biểu tượng của văn hóa và lịch sử Tây Tạng trong nhiều thế kỷ, trở thành địa điểm du lịch Tây Tạng nổi tiếng bậc nhất. Nằm bên sườn Marpo Ri hay còn gọi là Núi Đỏ, phía tây bắc thành phố Lhasa, Cung điện Potala là một địa điểm mà hầu như bất kỳ du khách nào khi đến Tây Tạng đều ghé đến.

du lịch Cung điện Potala
(Ảnh: Sưu tầm)

Cung điện Hoàng gia Potala được xây dựng vào năm 637 bởi Vua Songtsen Gampo. Sau đó, đến năm 1645, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm đã xây dựng lại nơi đây và từ đó Cung điện Potala trở thành nơi ở của Đức Đạt Lai Lạt Ma và khiến cho nơi đây trở thành một trong những nơi linh thiêng nhất tại Tây Tạng. Nơi đây cũng được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

3.2. Tu viện Sera

Tu viện Sera tọa lạc tại thủ phủ Lhasa và đây được xem là “nơi ở của thần linh” rất nổi tiếng đối với nhiều khách du lịch. Tu viện Sera được xây dựng từ năm 1419, trước đây được xem là tu viện hoa hồng chuyên trồng những hàng rào hoa hồng bao quanh tu viện và ngày nay đã không còn tồn tại nữa. Rất nhiều du khách đến tham quan tu viện Sera đều cảm thấy thích thú bởi được xem các vị nhà sư trẻ bàn luận về kinh thư ngay tại vườn. 

tham quan tu viện sera tây tạng

tham quan tu viện sera tây tạng
(Ảnh: Sưu tầm)

3.3. Lhasa

Lhasa, thủ đô hành chính và tinh thần của Tây Tạng, là một thành phố ngập tràn trong lịch sử, sự huyền bí và lòng nhiệt thành tôn giáo. Nó đóng vai trò là trái tim và linh hồn của khu vực, chào đón du khách với vòng tay rộng mở.

Lang thang qua những con ngõ hẹp của khu phố cổ Lhasa, du khách có thể hòa mình vào nền văn hóa Tây Tạng rực rỡ. Ngôi đền Jokhang mang tính biểu tượng, Phố Barkhor nhộn nhịp và những khu vườn thanh bình của Cung điện Norbulingka là một trong số rất nhiều kho báu đang chờ khám phá.

Thành phố cổ Lhasa
Thành phố cổ Lhasa (Ảnh: Sưu tầm)

Năng lượng tinh thần tràn ngập thành phố, kết hợp với lòng hiếu khách nồng hậu của người dân địa phương, tạo nên một bầu không khí quyến rũ đọng lại rất lâu sau khi một người rời đi.

3.4. Thảo nguyên Litang

Trong tiếng Tây Tạng, Litang được hiểu là "đồng cỏ xanh mướt", và thảo nguyên Litang không gì khác là một điểm du lịch đặc sắc dành cho những người mê mẩn vẻ đẹp thiên nhiên không gian mở. Đến thảo nguyên Litang, du khách sẽ bị cuốn hút bởi cảnh quan vô cùng tươi đẹp và bao la. Với những ngọn núi cao chót vót, cỏ xanh mát và những hồ nước yên bình, thảo nguyên Litang thực sự là một điểm du lịch lý tưởng cho những ai muốn du lịch Tây Tạng với những lễ hội ấn tượng sắp tới.

Thảo nguyên Litang
(Ảnh: Sưu tầm)

3.5. Hồ Namtso 

Tiếp tục chuyến du lịch Tây Tạng, PYS Travel sẽ dẫn bạn đến với Namtso, một hồ thiêng nổi tiếng với nhiều truyền thuyết ly kỳ, làm cho hồ trở nên đầy bí ẩn.

khám phá Hồ Namtso tây tạng
Vẻ đẹp của hồ nước mặn Namtso (Ảnh: Sưu tầm)

Nằm cách thủ đô Lhasa 240km, hồ Namtso là hồ nước mặn cao nhất trên thế giới, với màu xanh thăm thẳm in bóng dãy núi tuyết Nyenchen Tanglha cao tới 7000m. Nguồn nước chính của hồ này là từ các suối ngầm và nước băng tan trên chính dãy núi này. Nhìn từ trên cao, hồ Namtso có hình cong cong giống như lưỡi liềm, được bao quanh bởi các ngọn núi vùng cao, với bầu trời xanh thẳm phản chiếu lên mặt nước màu ngọc lam, tạo ra một cảnh tượng rực rỡ trong ánh bình minh.

3.6. Suối nước nóng Yangbajain

Trong chuyến du lịch Tây Tạng, bạn chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua cơ hội đến khám phá suối nước nóng Yangbajain. Yangbajain được xem là suối nước nóng cao nhất thế giới ở thời điểm hiện tại khi nằm ở độ cao 4.267m so với mực nước biển. Ở đây, nguồn nước luôn duy trì trong mức 28 độ C và đây cũng chính là nguồn nước tự nhiên vô cùng tốt cho sức khỏe con người. Để tận dụng được tối đa nguồn nước này, người dân Tây Tạng đã cho xây dựng các bể bơi cả trong nhà lẫn ngoài trời nhằm phục vụ du khách để trải nghiệm.

Suối nước nóng Yangbajain
Nơi thư giãn bậc nhất Tây Tạng (Ảnh: Sưu tầm)

3.7. Thành phố Shigatse

Nằm trong danh sách những địa điểm bạn nên ghé thăm trong chuyến du lịch Tây Tạng, Thành phố Shigatse nằm ở vị trí ngã ba sông Yarlung Tsangpo và sông Nyanchu, chính là thành phố cao nhất thế giới.

Thành phố Shigatse
(Ảnh: Sưu tầm)

Đặc biệt nơi đây có phong cảnh thiên nhiên vô cùng tuyệt vời. Thêm vào đó khi ghé thăm thành phố này du khách có thể khám phá nhiều công trình kiến trúc vô cùng độc đáo. 

3.8. Chùa Jokhang

Đi du lịch Tây Tạng, bạn không thể không ghé đến chùa Jokhang - ngôi chùa có lịch sử hơn 1.300 năm. Dù không phải là ngôi chùa lớn nhất hay lâu đời nhất ở Tây Tạng nhưng chùa Jokhang là ngôi chùa linh thiêng được tôn kính và mang giá trị tâm linh sâu sắc nhất ở Tây Tạng vì vai trò quan trọng của ngôi chùa trong sự phát triển của Phật giáo ở Tây Tạng. Chùa Jokhang được xây dựng bởi vua Tây Tạng Songtsen Gampo. Cấu trúc của chùa theo mô hình Mandala, mô hình vũ trụ lý tưởng nổi tiếng trong lý thuyết Phật giáo.

du lịch Chùa Jokhang tây tạng
(Ảnh: Sưu tầm)

Khi đến Chùa Jokhang vào bất cứ thời điểm nào, bạn cũng có thể nhìn thấy những người hành hương đang quỳ lạy trước chùa cũng như cầu nguyện tại Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni - bức tượng được Hoàng tử Văn Thành mang đến Tây Tạng. Đây cũng chính là di tích quan trọng nhất của chùa Jokhang và cũng là lý do chính khiến ngôi chùa thu hút hàng trăm ngàn người hành hương đến chiêm bái.

3.9. Đường Barkhor

Đường Barkhor không chỉ là một con đường mà còn là khu quảng trường bao quanh đền Jokhang nổi tiếng của Tây Tạng. Khi đến check-in tại đây, du khách sẽ có cơ hội thăm thú những cửa hàng trưng bày các mặt hàng lưu niệm và những sản phẩm thủ công tinh xảo, mà bạn có thể mua làm quà cho bạn bè hoặc người thân. Đặc biệt, bạn còn được trải nghiệm cuộc sống sôi động, náo nhiệt của cộng đồng địa phương hiện đang sinh sống tại khu vực đường Barkhor của Tây Tạng. Điều này tạo ra một không gian độc đáo và gần gũi với văn hóa địa phương mà du khách không thể bỏ qua.

Đường Barkhor
(Ảnh: Sưu tầm)

4. Kinh nghiệm thưởng thức ẩm thực khi du lịch Tây Tạng

Khi du lịch Tây Tạng, việc thưởng thức ẩm thực độc đáo nơi đây là một trải nghiệm không thể bỏ qua. Các món ăn Tây Tạng mang đậm bản sắc của vùng cao nguyên, từ những món ăn truyền thống đến các hương vị độc đáo kết hợp giữa ẩm thực Tây Tạng và Trung Hoa. Để có một chuyến đi trọn vẹn, bạn cần nắm rõ một số kinh nghiệm du lịch Tây Tạng, đặc biệt là trong việc thưởng thức ẩm thực để cảm nhận trọn vẹn văn hóa và phong vị nơi đây.

4.1. Bánh Tsampa

Bánh Tsampa được ưa chuộng tại Tây Tạng. Các nguyên liệu để làm nên món bánh này vô cùng đơn giản, chỉ bao gồm bột lúa mạch rang, trà bơ, đường và muối. Sau đó với sự khéo léo của người làm, bánh được trở thành những viên tròn vừa miệng, được ăn kèm khi trà ngọt hoặc sữa chua. Tuy có nguyên liệu đơn giản nhưng bánh Tsampa đã đóng công sức rất lớn cho việc duy trì năng lượng và sức khỏe của người dân.

Khám phá ẩm thực Tây Tạng với món Tsampa
Khám phá ẩm thực Tây Tạng với món Tsampa (Ảnh: Sưu tầm)

4.2. Mì Tây Tạng 

Mì Tây Tạng thường được ăn kèm với rau đơn giản, thịt bò thái hạt lựu và hành lá xắt nhỏ. Những người sống ở các thành phố của Tây Tạng thích ăn mì Tây Tạng và uống trà ngọt vào bữa sáng. Một số nhà hàng cũng cung cấp củ cải ngâm và tương ớt để nêm vào mì. Có người nói rằng mì Tây Tạng là món ăn tuyệt vời nhất khi du lịch Tây Tạng, vì súp có hương vị ngon và cùng một chút hẹ để giữ ấm cơ thể.

Du lịch Tây Tạng không thể bỏ qua món mì Tạng Thukpa đặc sắc
Du lịch Tây Tạng không thể bỏ qua món mì Tạng Thukpa đặc sắc (Ảnh: Sưu tầm)

4.3. Rượu lúa mạch

Trong hành trình đi du lịch Tây Tạng, bạn nhất định nên một lần thưởng thức hương vị đặc trưng của món rượu lúa mạch truyền thống này. Vị thơm của nó hoàn toàn khác biệt so với những loại rượu khác trên thế giới, không chát, không đắng mà lại có chút chua ngọt xen lẫn, đặc biệt là độ cồn ở mức cực thấp nhưng vẫn đủ để bạn cảm thấy ấm người ngay lập tức giữa cái lạnh khắc nghiệt của Tây Tạng đấy!

Rượu lúa mạch tây tạng
(Ảnh: Sưu tầm)

Cách uống rượu lúa mạch rất đơn giản đó là “3 ngụm 1 ly”, có nghĩa bạn uống một ngụm, sau đó rót đầy, lại uống một ngụm nữa và rót đầy rồi uống thêm ngụm thứ ba, cuối cùng rót đầy và uống cạn ly. Thông thường, chủ tiệc sẽ vừa hát vừa mời khách rượu để góp vui và góp phần tạo nên một bầu không khí cực chill nữa đấy.

4.4. Sữa chua

Sữa chua Tây Tạng là một loại sữa chua rất đặc biệt có thể làm từ sữa tươi đã chế bơ hoặc loại sữa tươi chưa chế bơ tùy theo sở thích của mỗi người. Đặc biệt, ở Tây Tạng vốn rất nổi tiếng với loại sữa chua được tạo từ nấm Kefir Tây Tạng. Đây là một loại sữa lên men có chứa tất cả các loại vi khuẩn có lợi mà bạn hầu như sẽ không thể tìm được ở bất cứ một loại sữa chua thông thường nào khác.

sữa chua tây tạng
(Ảnh: Sưu tầm)

4.5. Thịt khô phơi gió

Khi nhắc đến đặc sản của Tây Tạng, không thể bỏ qua món thịt khô phơi gió nổi tiếng. Món ăn này có nguồn gốc từ thời kỳ Tam Quốc và được dân tộc Hán truyền vào vùng đất cao nguyên này. Thường vào cuối năm, khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, người dân Tây Tạng sẽ chế biến thịt gà hoặc thịt dê thành từng lát và phơi khô ngoài trời, để gió tự nhiên thổi khô cho đến tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau. Món thịt khô này không chỉ dễ bảo quản mà còn thơm ngon và mềm mại, không có dầu mỡ, phù hợp cho cả người già và trẻ nhỏ. Đây thực sự là một món ăn đặc biệt đầy hấp dẫn khi bạn đến thăm vùng đất Tây Tạng.

Gà hong gió Tây Tạng
Gà hong gió Tây Tạng (Ảnh: Sưu tầm)

4.6. Trà ngọt Tây Tạng

Đây là một đồ uống phổ biến được gọi là "máu của Lhasa", cho thấy tầm quan trọng của nó trong văn hóa người Tây Tạng. Khác với trà bơ, trà ngọt có hương vị dễ chịu hơn với du khách phương Tây và được ưa chuộng tại các quán trà ở Lhasa. Được làm từ trà gạch đun sôi với đường và sữa, trà ngọt ngon nhất khi được pha chế bởi người dân địa phương. Thành phố Lhasa có nhiều quán trà ngọt nổi tiếng là điểm đến của cả du khách và người dân địa phương.

Trà ngọt Tây Tạng
(Ảnh: Sưu tầm)

Hành trình du lịch Tây Tạng luôn mang một sự hấp dẫn và sự kỳ diệu không đâu có được. Khi ghé thăm Tây Tạng, bạn như đang bước vào một thế giới đầy thiêng liêng, tĩnh lặng và cũng rất đặc biệt, lôi cuốn, thú vị. PYS Travel mong rằng bạn sẽ có một chuyến du lịch đầy niềm vui và ý nghĩa.

Để có thêm thông tin chi tiết về chi phí đi du lịch Tây Tạng và các gói tour phù hợp, bạn có thể tham khảo thêm tại PYS Travel, nơi cung cấp những gợi ý hữu ích cho chuyến đi của bạn.

Các tour du lịch Tây Tạng của PYS Travel để bạn tham khảo:

Tour Tây Tạng - Lhasa - Potala Cung - Đại Chiêu Tự - Hồ Yamdrok 9 ngày 8 đêm

Danh sách các tour Tây Tạng

Bản Quyền Hình Ảnh:

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh.
Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn