Văn hóa ăn uống của người Ấn Độ nghiêm ngặt với nhiều quy tắc

04:00 22/08/2023


Văn hóa ăn uống của người Ấn Độ nghiêm ngặt với nhiều quy tắc

Văn hóa ăn uống của người Ấn Độ khác lạ và độc đáo so với những nước châu Á khác. Với những quy tắc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng ngặt nghèo khiến nhiều người phải kinh ngạc.

Dù nằm trong châu Á nhưng văn hóa ăn uống của người Ấn Độ rất khác lạ so với các nước khác. Chuẩn mực ăn uống gồm nhiều quy tắc tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng ngặt nghèo và khắt khe khiến nhiều người kinh ngạc. Bên cạnh đó, ở Ấn Độ, quy tắc ăn uống cũng góp phần xác định đẳng cấp của mỗi người. Cùng xem các quy tắc nghiêm khắt này là gì nhé.

 Văn hóa ăn uống với quy tắc ăn bốc kì lạ và đặc trưng của người Ấn Độ
Văn hóa ăn uống với quy tắc ăn bốc kì lạ và đặc trưng của người Ấn Độ

>>Cùng tìm hiểu về văn minh Ấn Độ

https://pystravel.vn/tin/6835-van-minh-an-do.html

>>Xem thêm: Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á

Văn hóa ăn uống của người Ấn Độ với các chuẩn mực khắt khe

Ấn Độ nổi tiếng với nhiều quy tắc phức tạp trong việc ăn uống. Những người ở đây được phân biệt bởi chính món ăn họ thưởng thức. Ai có cùng sở thích ăn uống thì sẽ dễ làm quen và thân thiện với nhau. Ngược lại, những ai có thói quen ăn uống khác nhau sẽ khó nảy sinh thiện cảm. Từ đó, một rào cản vô hình đã được thiết lập giữa họ.

Ví dụ điển hình, một gia đình chỉ kết thông gia với người mà họ thấy hợp trong ăn uống. Nếu họ từ chối nhận thức ăn từ một gia đình khác thì đó chính là dấu hiệu báo rằng họ sẽ không chấp thuận bất cứ cuộc hôn nhân nào.

 Quy tắc dùng tay phải để bốc thức ăn
Quy tắc dùng tay phải để bốc thức ăn (ảnh: phim Cô dâu 8 tuổi)

Nghi thức bàn ăn của giới thượng lưu, phải dùng tay phải để đưa thức ăn cho người lớn hơn. Tất cả mọi người dùng tay phải để bốc ăn và dùng tay trái cầm ly nước, riêng phụ nữ có thể ăn bằng tay trái. 

Khi ăn, tất cả mọi người phải ngồi ăn, mặt hướng về phía đông thể hiện sự thuần khiết và đáng kính. Không dùng chén đĩa mẻ hay bị bẩn. Bữa ăn được dọn đúng bữa và đủ lượng thức ăn, không quá sớm, không quá muộn và không nhiều thức ăn.

Ở Ấn Độ, những người được xếp vào đẳng cấp cao luôn tự hào về nghi thức trên bàn ăn của họ. Họ thường tránh né những ai thô lỗ trên bàn ăn vì họ cảm thấy không cùng đẳng cấp. Hầu hết, người Ấn thường nhìn vào cử chỉ ăn uống để đánh giá sự hiểu biết và tinh tế của một con người.

>>Tìm hiểu thêm về trang phục Ấn Độ

https://pystravel.vn/tin/6613-trang-phuc-an-do.html

>>Tìm hiểu: Phong tục cưới hỏi của người Ấn Độ

Những món ăn nào của Ấn Độ được xem là "thuần khiết"?

Là đất nước mang nhiều nét độc đáo trong nền văn hóa, phong tục Ấn Độ một trong số đó là sự đề cao khái niệm "thuần khiết" trong ăn uống của người dân. Món ăn xuất hiện nhiều nhất tại đây chính là cơm – nguyên liệu dễ pha tạp cũng như dễ chế biến nhất nhất. Người dân Ấn Độ thường dùng cơm với người thân quen hoặc một mình chứ không dùng chúng trong các bữa tiệc. Với người dân Ấn Độ, những món ăn được nấu chín mà không cần dùng đến dầu mỡ được xem là "không hoàn hảo". Trong khi đó, những món chiên, đồ ăn vặt ở Ấn Độ lại được gọi là "hoàn hảo". Bởi những món ăn này chứa sự thuần khiết của bơ thiêng và cũng mang ít tạp chất hơn.

>>Xem thêm: Thành tựu văn hóa Ấn Độ đạt được có gì đặc sắc?

Người Ấn Độ chỉ dùng cơm với người thân
Người Ấn Độ chỉ dùng cơm với người thân (Ảnh: Sưu tầm)

Cùng với đó, một yếu tố không kém phần quan trọng với những món ăn là đầu bếp, bởi vị họ là người trực tiếp tiếp xúc với bát, chậu và các loại thực phẩm. Hơn hết, nếu thông thường người đầu bếp là người nêm nếm các món ăn, nhưng ở Ấn Độ, đầu bếp phải hạn chế nếm thử món ăn bằng cách nhận biết mùi vị thông qua khứu giác và ngón tay.

Cách dùng tay để thưởng thức món ăn cũng có quy tắc
Cách dùng tay để thưởng thức món ăn cũng có quy tắc (Ảnh: Sưu tầm)

Ở Ấn Độ, khi những người giới thượng lưu chuẩn bị bất cứ bữa tiệc chiêu đãi nào họ đều tự tay thực đơn toàn những món "hoàn hảo" và chính họ là người chế biến chúng để bữa ăn được hoàn toàn thuần khiết  nhất cũng như đảm bảo không bị "nhiễm bẩn" từ người nào khác. Theo nghi thức bàn ăn của người thuộc tầng lớp thượng lưu, trong bữa ăn phải sử dụng tay phải để đưa thức ăn cho người lớn hơn. Phụ nữ có thể ăn bằng tay trái, nhưng phải đưa thức ăn cho người khác bằng tay phải. Cốc nước được dùng trong bữa ăn có thể cầm bằng tay trái. 

Người Ấn luôn tự tay chuẩn bị thực đơn cho bữa tiệc
Người Ấn luôn tự tay chuẩn bị thực đơn cho bữa tiệc (Ảnh: Sưu tầm)

Trong bàn ăn mọi người phải ngồi xổm trên mặt đất và nhất định không được đứng, nằm hoặc vừa đi vừa ăn. Kèm theo đó hướng mặt lúc ngồi ăn cũng được chú trọng trong bữa ăn của người Ấn Độ. Khi ăn mặt hướng về hướng đông đồng nghĩa là "thuần khiết" và đáng kính, vì thế với những ai có cha mẹ còn sống không nên quay mặt về hướng nam. Chén đĩa được rửa cẩn thận trước bữa ăn và bỏ đi ngay sau khi dùng vì không ai muốn ăn trên một chiếc đĩa bị bẩn hay bị mẻ.

Có thể bạn quan tâm: TOP 10 địa điểm du lịch Ấn Độ nổi tiếng có thể khiến bạn “kinh ngạc”

>>Tìm hiểu thực chất về Văn hóa của Ấn Độ

>>Xem thêm: Lý giải khoa học ẩn sau phong tục của Ấn Độ

Quy tắc ăn bốc không đơn giản là “bốc lủm”

Quy tắc ăn bốc ở Ấn Độ không đơn giản là “bốc lủm”
Quy tắc ăn bốc ở Ấn Độ không đơn giản là “bốc lủm”

Bị ảnh hưởng bởi Phật giáo và Hồi giáo, người Ấn cho rằng thức ăn chính là do đấng tối cao trao cho và phải được đón lấy bằng tay trần để thể hiện lòng thành kính của mình. Vì thế mà thói quen ăn bốc được xem là quy tắc điển hình trong văn hóa ăn uống của người Ấn Độ

Tuy nhiên, đừng nghĩ việc ăn bốc thực hiện dễ dàng, không phải ai cũng biết cách ăn bốc sao cho chuẩn đâu. Quy tắc ăn bốc bằng hai bàn tay rất nghiêm khắt, đến mức những người thuận tay trái sẽ dùng tay phải bốc khi ăn.

Cụ thể là, trước khi ngồi vào bàn ăn, họ phải rửa tay sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh và thể hiện sự tôn trọng với người ăn cùng. Sau đó, họ dùng tay phải để bốc thức ăn và tuyệt đối không cầm thức ăn bằng tay trái. Bởi tay trái là đại diện cho cái ác, cái xấu, dơ bẩn, còn tay phải chính là lẽ phải, cái thiện và thanh khiết.

 ở ấn độ khi ăn phải Bốc ăn theo từng món, không được bốc mỗi món một ít
Bốc ăn theo từng món, không được bốc mỗi món một ít

Các thức ăn quá lớn không thể đưa vào miệng một lần, họ sẽ bẻ nhỏ chúng ra chứ không cắn. Khi đưa thức ăn vào miệng, họ sẽ cúi mặt xuống để tránh thức ăn rơi rớt. Một điều cấm kị là không được liếm các đầu ngón tay sau khi ăn vì đây là hành động bất lịch sự theo văn hóa ăn uống của người Ấn Độ.

Cần lưu ý, trong bàn ăn nhiều món, đừng bốc mỗi món một ít mà hãy bốc ăn từng món riêng biệt để thể hiện sự trân trọng món ăn. Và sau khi ăn xong, họ sẽ đợi những người cùng bàn ăn xong rồi mới đi rửa tay.

Tour Hành hương Ấn Độ của PYS Travel

Tour hành hương Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour hành hương Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM

Cấm kỵ ăn thịt bò, thịt lợn

Người theo đạo Phật ăn chay là chủ yếu và hạn chế ăn thực phẩm từ động vật. Người Ấn thường chỉ ăn ngũ cốc, gạo, bột mì và không ăn các loại thịt cá, thậm chí họ không ăn các loại củ vì họ cho rằng khi các loại rau củ nhổ lên, các sinh vật sống nhờ vào nó sẽ chết vì không còn môi trường để sống.

Ở đạo Hindu thì bò được coi là linh vật, hay còn gọi là thần bò ở Ấn Độ, họ rất coi trọng và tôn sùng bò. Thế nên tới Ấn Độ bạn sẽ không bao giờ có món thịt bò và người Ấn cho rằng ăn thịt bò là có tội với thánh, với linh vật và kẻ đó sẽ bị trừng phạt.

Bò là linh vật nên người Ấn không bao giờ ăn thịt chúng
Bò là linh vật nên người Ấn không bao giờ ăn thịt chúng (Ảnh: Sưu tầm)

Khác với những người đạo Hindu không ăn thịt bò vì thờ thần bò, người Đạo Hồi kiêng thịt lợn vì chúng bị coi là loại thực phẩm không sạch cho cơ thể. Theo lý luận của những tu sĩ đạo Hồi, thịt heo không sạch sẽ và không tốt cho sức khỏe con người do có quá nhiều mỡ, ăn quá tạp nên chứa nhiều chất độc cũng như vi khuẩn. Môi trường sống của lợn cũng không sạch nên thịt của chúng bị coi là dễ nhiễm các loại bệnh cho con người.

Những lưu ý sau khi dùng bữa xong

Thưởng thức xong bữa ăn, bạn phải thực hiện thêm một nghi thức quan trọng nữa, đó chính là gấp lá chuối. Đây chính là cách bày tỏ những lời muốn nói đến người nấu. Nếu muốn cảm ơn người nấu và nói rằng món ăn họ làm rất ngon, thì gấp đôi lá chuối theo chiều dọc, phần rìa lá hướng về phía người ăn. 

Nên rửa tay cùng với mọi người sau khi dùng bữa xong
Nên rửa tay cùng với mọi người sau khi dùng bữa xong

Tại Ấn Độ, để có cái nhìn thiện cảm sau bữa ăn, bạn nên ăn sạch hết mọi thứ trong đĩa của mình để tôn trọng người nấu và hơn hết là tôn trọng thức ăn - thứ được xem là thiêng liêng ở nơi đây. Đồng thời, sau bữa ăn, bạn nên đợi mọi người dùng bữa xong rồi hãy cùng đi rửa tay, không nên đi riêng một mình.

Ở mỗi vùng đất khác nhau sẽ có những nét văn hóa đặc trưng khác nhau. Tìm hiểu và học theo văn hóa ăn uống của người Ấn Độ không chỉ giúp ích cho bạn khi du lịch, mà hơn hết, nó giúp chúng ta học hỏi và hiểu biết thêm về những tập tục văn hóa độc đáo. Ghi nhớ những nét đặc trưng về văn hóa ăn uống trên, bạn sẽ được khám phá nếu có dịp ghé thăm quốc gia này đấy. 

Dưới đây là những tour du lịch Ấn Độ hiện có tại PYS Travel:

Tour du lịch Ấn Độ

Tour Tam giác vàng Ấn Độ

Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM 

Tour Kashmir Ấn Độ

Tour Kashmir Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Kashmir Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM

Tour hành hương Ấn Độ - Nepal

Tour Ấn Độ - Nepal Hành hương 7 ngày 7 đêm từ Hà Nội

Tour Ấn Độ - Nepal: Hành hương về Tứ Động Tâm 7 ngày 7 đêm từ TP.HCM

Bản Quyền Hình Ảnh:

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh

 

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn