Điểm mặt đặt tên top 30 điểm check-in hot nhất Hà Giang năm nay!

16/07/2020

Từ cung đường đèo Mã Pí Lèng cho đến Dốc Chín Khoanh, Dốc Thẩm Mã,...Mỗi một lần chinh phục Hà Giang lại là một lần mang lại cảm xúc vô cùng đặc biệt. Hãy cùng PYS Travel note lại 30 điểm check-in hot nhất Hà Giang năm nay nhé!

1. Cột cờ Lũng Cú

Là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng. Có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, điểm cực Bắc của Tổ Quốc. Cột cờ Lũng Cú có lịch sử từ rất lâu đời.
Nhìn từ phía dưới lên, cột cờ Lũng Cú sừng sững trên đỉnh núi rồng, lá cờ đỏ sao vào tung bay trong gió đầy kiêu hảnh. Vừa là di tích lịch sử, vừa là điểm cực Bắc Tổ Quốc linh thiêng, hùng vĩ, nên trong nhiều năm qua, di tích cột cờ Lũng Cú là điểm đến thu hút nhiều du khách gần xa.

Từ trên đỉnh cột cờ Lũng Cú, bạn sẽ thấy 2 hồ nước phía dưới, nằm gần đối xứng nhau, được người dân nơi đây ví như "mắt rồng", tạo thành bức họa độc đáo. Một bên là làng Lô Lô Chải, một bên là làng Thèn Pả.

Trên con đường dẫn lên cột cờ, bạn vừa phải chinh phục 389 bậc đá vừa ngỡ ngàng trước bức tranh thiên nhiên ngoạn mục, toàn cảnh cao nguyên đá Đồng Văn trùng điệp như một kiệt tác của tạo hóa, những bàng làng mộc mạc như ẩn như hiện. Phía xa Hải Cẩu Hoàn cong cong hình chữ M lấp ló dưới màn sương trắng và những ruộng bậc thang uốn lượn.

2. Hẻm Tu Sản 

Hẻm Tu Sản được mệnh danh là hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á, với chiều cao vách đá lên đến 800m, dài 1,7km và sâu gần 1km, là kỳ quan độc nhất vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Hẻm vực này là sản phẩm của sự kiến tạo kỳ diệu từ hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn chìm trong lòng đại dương mênh mông. Trong quá trình thay đổi của vỏ Trái Đất, nước rút đi, bào mòn, để lại di sản địa chất độc nhất vô nhị này cho tới giờ.

Một điều thú vị khác nữa về hẻm Tu Sản, đây là nơi có đàn khỉ mốc khoảng 30-40 con sinh sống. Chúng ở trên những hốc đá cheo leo hoặc ẩn trong những lùm cây rậm rạp. Cũng bởi tập tính này mà đàn khỉ mốc không bị hoạt động săn bắt đe dọa. Đi tour Hà Giang từ Hà Nội đến đây, có thể bạn sẽ may mắn bắt gặp chúng đấy!


Chỉ vài năm trước đây thôi, khi mà dòng sông Nho Quế chưa bị chặn làm đập thủy điện, có rất ít người tiếp cận được chân vực Tu Sản dựng đứng hiểm trở. Nhà dân gần hẻm vực nhất cũng phải cách đến cả trăm mét khiến du khách đi tour Hà Giang chỉ có thể nhìn ngắm kỳ quan này từ đèo Mã Pí Lèng mà thôi. Tuy nhiên hiện tại đập thủy điện đã chặn lại, khiến dòng sông Nho Quế hiền hòa hơn, yên ả hơn, người dân ở đây đã dùng thuyền máy, tận dụng lợi thế du lịch mà đưa đón khách tham quan hẻm vực này.

3. Làng cổ Ma Lé


“Làng cổ” Má Lé là một làng thuộc xã Má Lé, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.Cách thị trấn Đồng Văn khoảng 13 km, “làng cổ” nằm giữa thị trấn Đồng Văn và di tích quốc gia cột cờ Lũng Cú.Đi Lũng Cú ta có thể ghé thăm khu “làng cổ” một cách thuận tiện.
“Làng cổ” Má Lé có diện tích khoảng 1.000m2, được bao bọc bởi bốn bề là núi đá, khí hậu quanh năm luôn mát mẻ và trong lành. Khu làng cổ gồm 97 hộ dân và là nơi cư trú chủ yếu của cộng đồng người Giáy (Giấy), người Giáy (Giấy) chiếm 90%. Họ sống chủ yếu là trồng lúa nước trên những thưở rộng bậc thang và nuôi gia súc: trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt,…và một phần của nghề thủ công làm hài thêu.
Khu làng cổ Má Lé ban sơ khai là của người Lô Lô đến khai phá và sinh sống trước. “Má Lé” là âm đọc trại đi hay còn gọi là dị bản của từ “Mia” trong tiếng của người Lô Lô, “Mia” ám chỉ đây là vùng đất của người Lô Lô. Về sau người Giáy (Giấy) đến cư trú và sinh sống dần đọc trại thành Má Lé.Từ Má Lé bắt nguồn từ đó, đến nay người Giáy (Giấy) đến làng cổ Má Lé cư trú và sinh sống đã được 5 đến 6 đời (khoảng hơn 200 năm).


Nhìn tổng thể, khu làng cổ mang đậm nét kiến trúc của người Giáy với những ngôi nhà sàn hai tầng được làm bằng các loại gỗ rừng rất chắc chắn, như: gỗ nghiến, gỗ rẻ,…Tuy nhiên, do người Giáy (Giấy) sống gần với người Mông, nên có sự ảnh hưởng giao thoa về văn hóa với người Mông, đã tác động phần nào đến kiến trúc nhà ở, một phần vì gỗ rừng khan hiếm nên đa phần người Giáy làm nhà ở theo kiến trúc của người Mông: làm nhà trình tường đất, mái lợp ngói âm dương đối với những gia đình giàu có, mái lợp cỏ tranh đối với những gia đình chưa có điều kiện. Hiện nay, làng cổ Má Lé còn bảo tồn được một ngôi nhà sàn cổ, có tuổi đời trên hai trăm năm và nhiều nhà trình tường đất có tuổi đời trên dưới một trăm năm. Hầu như từ hàng trăm năm nay thì điều đó vẫn không hề thay đổi tất cả mọi việc và cuộc sống.

4. Phơi lanh ở Phố Cáo, Đồng Văn

 

Phố Cáo của lần đầu hai trái tim gặp gỡ sao nhẹ nhàng quá đỗi gì đâu!
Bằng những cổng nhà im lìm, bờ rào đá sóng sánh nắng, đám cành khô khẳng khiu in hình lên ô cửa, bất chợt giật mình bởi bóng người lại qua trên đồng, bất chợt hốt hoảng bởi tiếng khóc ré lên của một em bé nào từ góc nhà đầy bóng tối, mùi chăn màn cũ kỹ, ẩm mốc.

Bằng mùi nắng mới tinh tươm, mùi gió lạnh quẩn quanh trên nóc nhà.
Một Phố Cáo an bình níu chân tôi.

 5. Làng văn hóa du lịch cộng đồng Mông Mèo Vạc

Nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông và tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch, UBND tỉnh Hà Giang đã phê duyệt Đề án xây dựng “Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông” tại thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc. Đề án được người dân và chính quyền địa phương đón nhận với nhiều kỳ vọng.


Làng Văn hóa (LVH) du lịch cộng đồng dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ xã Pả Vi là nơi tập trung nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông, cảnh quan thiên nhiên đẹp với sự mến khách của người dân. Điều này đã tạo được sức hút với du khách trong và ngoài nước khi lên vùng cao núi đá Mèo Vạc. Việc xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng không phải là mới mẻ ở tỉnh Hà Giang, nhưng làng văn hóa du lịch cộng đồng của người Mông như ở Mèo Vạc thì rất ít.

6. Núi đôi Cô Tiên - Núi đôi Quản Bạ

Núi đôi Cô Tiên hay còn được gọi là núi đôi Quản Bạ là một di tích gồm có hai ngọn núi nằm liền kề nhau tại thung lũng Quản Bạ. Thung lũng này nằm tại thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, cách trung tâm thành phố Hà Giang gần 50km về phía Bắc.

Đến với thung lũng này, du khách có cơ hội được ngắm nhìn những ruộng lúa chín vàng và đặc biệt là ngắm nhìn núi đôi Cô Tiên. Ngọn núi này đặc biệt bởi nó mang một hình dáng khá tròn trịa, đỉnh núi không nhọn như những ngọn núi kế bên và nó có hai quả núi nằm liền kề nhau và được nhiều du khách ví như đôi gò bồng đảo của nàng tiên đang chìm trong giấc nồng.

7. Thác Tiên Du Gia, Yên Minh

Du Già  là một xã thuộc huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Cách Tp. Hà Giang hơn 70Km nếu đi QL 34 + DT176 (đường màu xanh) . Và cách Tp. Hà Giang hơn 110km nếu đi QL4C đến Mậu Duệ và rẻ vào DT181 (đường màu nâu).

Đặt chân tới Du Già hay những vùng đất của các dân tộc miền núi Tây Bắc, bạn đừng quên tìm hiểu trước về phong tục tập quán của họ, để hoà hợp với người dân bản địa nhé!

8. Mã Pì Lèng

Mã Pí Lèng, hay Mả Pí Lèng, nghĩa là “sống mũi ngựa” theo tiếng H’Mong, chỉ độ dốc và hiểm trở của những ngọn núi, con đường dựng đứng như sống mũi ngựa. Con đèo vượt đỉnh núi Mã Pí Lèng có độ cao khoảng 1.200m, thuộc Cao Nguyên Đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trước đây, người ta chỉ có thể đi bộ, băng rừng leo núi. Trong vòng 6 năm (1959 – 1965), hàng vạn thanh niên xung phong đã đục đẽo từng chút từng chút một, tạo nên “con đường Hạnh Phúc” dài 20km, mà riêng đoạn đèo Mã Pí Lèng đã được khai thông trong 11 tháng. Đoạn đèo này tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở nhất, cũng được ví như “vua của các cung đèo Việt Nam”.

Vượt qua hàng cây số quanh co, khúc khuỷu, để rồi khi đứng ở trạm dừng chân, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác vỡ òa trước không gian hùng vĩ, núi đồi trùng trùng điệp điệp, để rồi tận hưởng “hạnh phúc” với mây lướt qua kẽ tay, đẹp như chính cái tên “hạnh phúc” được đặt cho con đường này vậy.

9. Phố Cáo

Phố Cáo là một thung lũng ở vùng cao phía Tây Bắc thuộc huyện Đồng Văn của tỉnh Hà Giang, chỉ cách cao nguyên đá Đồng Văn chưa đầy 20 km và nằm ngay trên quốc lộ 4C. Phố Cáo sống ở thời đại công nghệ tiên tiến lên ngôi nhưng vẫn giữ lại nét hoang sơ, bình dị và thanh bình đặc trưng của vùng núi rẻo cao như những năm của thập niên 30.


Phố Cáo là một điểm du lịch không thể bỏ qua được khi ghé thăm cao nguyên Đá Đồng Văn. Đặc biệt trong thời điểm tháng 9, tháng 10, lúa đang chín vàng rực cả đất trời như thế này, sau khi chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang trồng lúa bạt ngàn từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt xuống, bạn có thể lang thang trên con đường nhỏ uốn quanh vách núi để tìm hiểu cuộc sống giản dị của những con người hiền lành, chất phác đến lạ thường.

10. Điểm cực Bắc Lũng Cú

Cực Bắc thực sự là một điểm nằm giữa dòng sông Nho Quế, nơi con sông chuyển hướng từ đông bắc sang đông nam để xuôi về Đồng Văn, Mèo Vạc.
Lũng Cú là “xã cực Bắc” của Tổ quốc. Cột cờ Lũng Cú hay cột mốc 428 (mốc có vĩ độ cao nhất trên tuyến biên giới Việt - Trung) đều là những điểm đến khiến lòng ta tự hào nhưng cả hai cũng chỉ là những biểu tượng của cực Bắc mà thôi. Điểm cực thực sự nằm ở đâu và làm sao để tới đó có lẽ vẫn còn là câu hỏi, là mơ ước của nhiều người.


Cực Bắc thực sự là một điểm nằm giữa dòng sông Nho Quế, nơi con sông chuyển hướng từ đông bắc sang đông nam để xuôi về Đồng Văn, Mèo Vạc. Nếu hình dung phần trên của xã Lũng Cú như một tam giác thì cực Bắc chính là đỉnh của tam giác ấy, còn Cột cờ Lũng Cú nằm gần điểm giữa của cạnh đáy và mốc 428 nằm giữa cạnh bên trái. Đo trên bản đồ vệ tinh, từ cột cờ tới cực Bắc là 3,3 km đường chim bay và mốc 428 cũng còn cách đấy 2,2 km.

11. Chợ tình Khâu Vai

Hàng năm, cứ đúng ngày 27/3 âm lịch lại diễn ra một phiên chợ “lạ kỳ” trên đỉnh núi Khâu Vai (Mèo Vạc, Hà Giang) mà bất cứ ai từng đến một lần đều không dễ quên...
Kỳ lạ hơn, đó là chợ để “giao tình” - là nơi những đôi lứa yêu đương trắc trở, mỗi năm gặp lại một lần...
Đó chính là chợ tình Khâu Vai, hay còn có tên khác là “chợ Phong lưu”...
Đến Khâu Vai trong những ngày giá lạnh, bạn sẽ cảm nhận được sự kỳ ảo của màn sương trắng mờ ảo bao phủ các đỉnh núi cao. Đá tai mèo nâu xám một màu trùng điệp, dựng cheo leo ở độ cao 1.200 - 1.600m, cảm giác mơ hồ như lạc vào xa thẳm thủa hồng hoang…
Đêm Khâu Vai bên bếp lửa bập bùng, người dân nơi đây lại kể cho nhau nghe một câu chuyện tình buồn… Chuyện kể về người con trai và con gái khác dòng tộc, yêu thương nhau chân thành nhưng không được phép đến với nhau. Họ đã trốn vào núi cao, rừng thẳm, nhưng lại thương cha mẹ, không muốn hai gia tộc oán hận nhau ngàn đời… nên phải nuốt đắng cay, mỗi người một ngả, hẹn hàng năm đúng ngày 27/3 âm lịch gặp lại trên Khâu Vai một lần. Chợ tình Khâu Vai có từ ngày đó...
Và cũng từ đó, trên mảnh đất Đông Bắc giá lạnh này, những đôi trai gái yêu nhau mà duyên phận, trắc trở, chia lìa… hàng năm lại nhớ ngày 27/3 âm lịch, lại xuống núi, đến Khâu Vai, đi chợ tình… Không phải để mua, bán mà chỉ một lần để vơi đi thương nhớ…

12. Lưới trời Yên Minh

Cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 100km về phía đông. Đến với Yên Minh các bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp ngỡ ngàng bởi sự bình yên, dịu dàng như những cô gái miền sơn cước. Những rừng thông đẹp ngút ngàn đưa ta lạc vào một vùng thảo nguyên xanh mênh mông.

Khi đến với đất Yên Minh vào buổi sáng sớm khi làn sương mờ ảo vẫn còn bao phủ khắp cánh rừng thông, trong không khí se se lạnh của buổi sáng khiến cho du khách ngỡ mình đang đi giữa những rừng thông ở Đà Lạt. Vì ưu điểm này, nơi đây được ví như Đà Lạt của miền Bắc.

13. Dốc chín khoanh

Dốc chín khoanh là con đường núi treo leo nối xã Phố Cáo với xã Sủng Là, thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ở đây có những khúc cua liên tiếp, quanh co và khá dốc.

Dốc 9 khoanh là một đoạn của quốc lộ 4C – con đường giao thông huyết mạch của Hà Giang, nơi vốn dĩ giao thông rất khó khăn do đặc điểm địa hình đồi núi.

14. Phiên chợ Đồng Văn

Chợ phiên Đồng Văn nằm trong quần thể phố cổ Đồng Văn, đây là  trung tâm giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá và văn hoá lớn nhất ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc.Toạ lạc trên một khu rộng lớn, tổng thể kiến trúc hình chữ U, toàn bộ đều sử dụng bằng vật liệu đá, khu chợ Đồng Văn từ lâu đã trở thành nơi hội tụ bản sắc văn hoá của những sắc màu dân tộc nơi cao nguyên địa đầu phía bắc này, là điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch Hà Giang.

15. Đồn Cao

Nhắc đến cao nguyên đá Đồng Văn, người ta nghĩ ngay đến những ngọn núi đầy đá tai mèo sắc nhọn, thửa ruộng bậc thang vàng lúa chín, hay sắc hồng hoa tam giác mạch. Ít ai để ý ngọn núi nằm giữa thung lũng, được người dân nơi đây gọi với cái tên Đồn Cao.
Sở dĩ có tên gọi đó vì trên đỉnh núi, người Pháp từng cho xây dựng một đồn bằng đá, làm chòi canh kiêm lô cố. Đồn Cao được xây dựng trên đỉnh núi cao 1.200 m so với mực nước biển. Đứng ở đây có thể bao quát hết toàn cảnh thị trấn Đồng Văn…

16. Miệng cá đuối Sủng Là, Đồng Văn

Sủng Là nằm trên tuyến quốc lộ 4C, nối những thị trấn trên mảnh đất Hà Giang, cách huyện Đồng Văn hơn 20km, nên bất kỳ ai đến với mảnh đất này cũng sẽ đi qua nó.
Từ trên con đường vắt vẻo lưng chừng trời nhìn xuống, bạn sẽ thấy Sủng Là như một bức tranh thiên nhiên thanh bình, xinh đẹp. Sủng Là nằm giữa những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô, thâm sẫm một màu, những ngôi nhà vững chãi với mái đã phai màu thời gian.

17. Sống lưng rừng thông Mèo Vạc

Những năm gần đây, phát triển du lịch - văn hóa trở thành hướng đi mới của huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang). Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ; phong tục, tập quán giàu bản sắc; sản phẩm du lịch - văn hóa đa dạng cùng các món ẩm thực truyền thống của địa phương đã tạo nên bức tranh Mèo Vạc đa sắc màu, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước.

18. Mỏm đá sống ảo

Đèo Mã Pí Lèng thuộc cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km, độ cao khoảng 1.200 m. Đây là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam bên cạnh các đèo Ô Quy Hồ, đèo Khau Phạ và đèo Pha Đin.
Đoạn giữa đèo, nơi nhìn thẳng xuống con sông Nho Quế xanh biếc có những mỏm đá chìa ra rất nguy hiểm nhưng lại là điểm dừng chân ưa thích của du khách.

19. Thiên Hương - Ngôi làng trăm tuổi bị lãng quên ở Đồng Văn

Đường vào làng, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm. Những ngọn núi cao lên tít tận trời mây khiến tôi nghĩ nó là “cổng trời” của Đồng Văn. Khi phóng tầm mắt nhìn ra xa, thu vào là những con đường nhỏ nằm trên ụ núi.

Tôi nghe người bản địa bảo sông Nho Quế chạy từ Trung Quốc, rồi đi qua Lũng Cú và đoạn đường vào làng Thiên Hương chính là thượng nguồn của nó.
Từ trung tâm thị trấn Đồng Văn, bạn chỉ cần mất khoảng 30 phút là đã đến được ngôi làng xinh đẹp này. Đầu làng là những cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đứng sừng sững mặc cho sự tàn phá của thời gian. Chỗ này được người dân lập đền thờ để tiện thờ cúng.

20.  Chè cổ thụ Mèo Vạc

Là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 3 cả nước, với diện tích trên 20.000 ha, chè Shan tuyết là cây chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của Hà Giang. Bên cạnh đó, các vùng nguyên liệu chè trên địa bàn tỉnh đều gắn với địa thế núi rừng trùng điệp, cùng nhiều điểm đến thu hút du khách, nên du lịch vùng nguyên liệu chè Shan tuyết được coi là một điểm nhấn cần được khai thác.

21. Lô Lô Chải

Đến Lũng Cú, Hà Giang nhất định bạn phải ghé qua bản Lô Lô Chải, điểm dừng chân khá thú vị dành cho những ai yêu văn hóa vùng cao nguyên đá này.

Bản Lô Lô Chải nằm nép mình dưới chân núi Rồng, bên Cột cờ quốc gia Lũng Cú, huyện Ðồng Văn, tỉnh Hà Giang. Bản còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Lô Lô, một trong những tộc người có số dân ít nhất Việt Nam.

22. Nhà của Pao

Nhà của Pao mang nét huyền bí, mộc mạc, đặc trưng của văn hóa người Mông ở giữa cao nguyên Đá. Ngôi nhà trình tường đẹp trong từng thước phim, khiến du khách ai ai đều cũng muốn ghé thăm một lần trong đời

Nếu ai đã từng xem qua bộ phim nhựa phản ánh chân thực đời sống của những người dân tộc Mông “Chuyện của Pao’, thì y như rằng sẽ dễ dàng bị ngôi nhà với những bờ rào đá mộc mạc trong phim hớp hồn. Và thực hay, ngôi nhà ấy lại “chiễm chệ” ngoài đời thực, đó là “nhà của Pao” nằm trong làng văn hóa Lũng Cẩm.

23. Dốc Thẩm Mã

Mảnh đất địa đầu Tổ Quốc Hà Giang được thiên nhiên tạo hóa ưu ái ban cho rất nhiều khung cảnh đẹp kỳ vĩ đến nao lòng. Nơi đây có những cung đường nổi tiếng và cheo leo hùng vĩ nhưng vô cùng hấp dẫn những tay lái ưa trải nghiệm sự mạo hiểm. Và dốc Thẩm Mã là một trong những cung đường nổi tiếng cheo leo ấy mà du khách ai cũng ao ước được đi qua dù chỉ một lần trong hành trình khám phá cao nguyên đá Đồng Văn xa xôi.

24.  Nhà Vương - Dinh thự vua Mèo

Dinh thự được xây dựng hoàn toàn thủ công trong 9 năm, tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng lúc bấy giờ.

Dinh thự họ Vương có tuổi đời gần 100 năm do vua Mèo Vương Chính Đức thuê thợ giỏi và hàng vạn nhân công xây dựng trong 9 năm, tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng. 

Khám phá mảnh đất cao nguyên đá Hà Giang đầy hùng vĩ cùng PYS Travel

Tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội

Tour Hà Giang 4 ngày 3 đêm từ TP.HCM

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn

Gọi tổng đài
Chat ngay
Gọi tổng đài
Chi nhánh HN
Chi nhánh HCM