Du lịch Ladakh mùa xuân để tận hưởng sự yên bình hiếm có

28/02/2023

Ladakh, thuộc bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ vốn được mệnh danh là Tiểu Tây Tạng trên đất Ấn. Với địa hình hoang mạc bao la và trập trùng núi tuyết, Ladakh là nơi không dành cho những ai thích nghỉ dưỡng, mà chỉ dành cho những người đam mê khám phá. Vậy du lịch Ladakh mùa xuân có gì đặc biệt, cùng PYS Travel khám phá nhé.

Ladakh được du khách yêu mến bởi cảnh đẹp yên bình và bề dày văn hóa. Vùng đất này khiến du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp đáng kinh ngạc đến vô thực của mình. Nếu có dịp ghé thăm Ladakh vào mùa xuân và khám phá mọi cảnh đẹp Ấn Độ, du khách sẽ có những trải nghiệm rất thú vị tại vùng đất diệu kỳ này.

1. Thời tiết mùa xuân tại Ladakh

Thời tiết mùa xuân tại Ladakh rất tuyệt cho chuyến du lịch (Ảnh: sưu tầm)

Mùa xuân là một trong những thời điểm đẹp nhất và phong cảnh nhất để du lịch Ladakh bắt đầu từ tháng 1 cho đến tháng 3. Cây cối đang nở hoa, nhưng những ngọn núi vẫn phủ đầy tuyết, tạo nên cảnh quan tuyệt vời. Thời tiết mùa xuân ở Ladakh vẫn khá lạnh bởi tuyết vẫn chưa tan hết và nắng ấm mới chỉ len lỏi vào từng khoảng thời gian trong ngày mà thôi. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm tuyệt vời để du lịch Ladakh khi mà đây không phải là mùa du lịch cao điểm nên sẽ rất yên bình và bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của nơi đây.

2. Trang phục cho chuyến du lịch Ladakh mùa xuân

Thời tiết mùa xuân Ladakh sẽ quyết định trang phục mà bạn mặc khi ghé thăm nơi đây. Đối với du lịch Ladakh mùa xuân thì bạn nên chọn trang phục dày dặn một chút vì vào thời gian này luôn xuất hiện những cơn gió mát thổi quanh thung lũng và lạnh buốt khi đêm xuống. Hoặc bạn cũng có thể mặc những chiếc áo khoác phao mỏng nhẹ để có thể dễ dàng vận động trong chuyến du lịch khám phá "Tiểu Tây Tạng".

Hãy lựa chọn trang phục kín đáo, phù hợp với văn hóa nơi đây (Ảnh: sưu tầm)

Hiện nay, du lịch Ladakh mùa xuân đang tăng cao vì có nhiều người thích sự yên bình thay vì sự đông đúc khách du lịch như khi mùa hè đến. Tuy nhiên, khách du lịch phải chọn trang phục thật phù hợp, bởi vì đây là đất nước rất coi trọng tôn giáo. Bạn phải nhớ nguyên tắc chung là luôn che phủ vai và chân của mình và không mặc quần áo bó sát. Điều này không chỉ áp dụng ở Ladakh, mà ở hầu hết trên đất nước Ấn Độ nên dù bạn đi theo tour du lịch Ấn Độ hay là đi tự túc. Vì Ladakh vẫn thuộc lãnh thổ Ấn Độ và mang đậm văn hóa Ấn Độ nên bạn vẫn nên tuân thủ theo những quy tắc ăn mặc tại đất nước này. Hãy chọn lựa những bộ trang phục phù hợp cho các hoạt động du lịch và cũng để cho chuyến đi được thuận tiện, an toàn và có nhiều trải nghiệm nhất nhé.

3. Mùa xuân Ladakh có gì đặc trưng?

3.1. Lễ hội Losar

Losar là một trong những lễ hội lớn nhất ở Ladakh có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 7 và đánh dấu sự xuất hiện của Tết trong Phật giáo Tây Tạng. Nó được tổ chức kéo dài trong 15 ngày, trong đó có dâng cúng tổ tiên, thần linh và tất cả động vật đều được cho ăn uống cầu kỳ. 

Lễ hội Losar truyền thống của Ladakh (Ảnh: sưu tầm)

Changkol, hay Bia Tây Tạng, được người dân tiêu thụ nhiều trong thời gian này. Một cuộc chiến được dàn dựng giữa các lực lượng thiện và ác cùng với các Vũ điệu Deer Ibex là những điểm nổi bật của lễ hội.

Thời gian: kéo dài 15 ngày từ tháng hai đến tháng ba

3.2. Lễ hội Matho Nagrang

Lễ hội Matho Nagrang độc đáo (Ảnh: sưu tầm)

Tu viện Matho Nagrang là nơi duy nhất ở Ladakh thuộc hệ phái Sakya hay Trường phái Phật giáo Tây Tạng. Trong lễ hội Ladakh này, các buổi biểu diễn múa mặt nạ do các nhà sư của tu viện mặc áo choàng lụa nhiều màu và đeo mặt nạ dưới dạng các vị thần và nữ thần khác nhau.

Những chiếc mặt nạ được trang trí công phu (Ảnh: sưu tầm)

Điểm nổi bật chính của lễ hội này ở Ladakh là sự hiện diện của hai vị thiền sư tham dự lễ hội sau khi hoàn thành một tháng trong cô độc và thiền định sâu. Hai vị xuất hiện trong sân cùng với các vũ công đeo mặt nạ và có sức mạnh để dự đoán các sự kiện trong tương lai sẽ xảy ra với địa điểm hoặc con người. Người dân địa phương thậm chí từ những nơi xa xôi đến đây để họ có thể nhận được một lời khuyên về các nghi lễ cần được thực hiện để tránh tai họa.

Thời gian: kéo dài 2 ngày vào ngày 15 của tháng 1

3.3. Lễ hội Stok Guru

Khung cảnh tại Lễ hội Stok Guru (Ảnh: sưu tầm)

Bắt đầu từ ngày 9 và ngày 10 của tháng đầu tiên theo lịch Tây Tạng, lễ hội Stok Guru được tổ chức hàng năm tại Làng Stok, nơi ở hiện tại của Hoàng gia Ladakh. Các nhà sư Phật giáo thể hiện niềm tin và lòng nhiệt thành vô tận trong lễ hội này ở Ladakh, khi họ biểu diễn các điệu múa đeo mặt nạ linh thiêng chủ yếu là các linh mục từ tu viện Spituk.

Lễ hội cũng chứng kiến ​​sự hiện diện của các vị thần là giáo dân được các thầy tu đào tạo để nhận được linh hồn của các vị thần và những lời tiên đoán của các vị thần này được người dân địa phương vùng này tin tưởng rất nhiều.

Thời gian: ngày 9 và 10 của tháng 1 Âm lịch Tây Tạng hàng năm.

3.4. Lễ hội Dosmochey

Lễ hội Dosmochey đặc sắc (Ảnh: sưu tầm)

Dosmochey là lễ hội tôn giáo duy nhất tổ chức hầu hết các tu viện của Ladakh. Mỗi năm, các tu viện thay phiên nhau biểu diễn trong lễ hội được tổ chức tại Cung điện Leh. Vào ngày đầu tiên, các nhà sư từ các tu viện khác nhau biểu diễn các điệu múa mặt nạ truyền thống thiêng liêng, sau đó là lễ cúng bánh (Chotpa) cho các vị Phật và đoàn tùy tùng của họ.

Các tu sĩ của Takthok chuẩn bị cho (hình nộm) để bẫy các linh hồn ma quỷ. Họ cũng dựng lên một công trình xây dựng bằng gỗ cao, được trang trí bằng những sợi chỉ rực rỡ, được gọi là Dosmo. Vào ngày thứ hai, cả hình nộm và Dosmo đều được đốt theo nghi thức để đuổi tà ma đi.

Thời gian: 18, 19 tháng 2, đánh dấu Tết Tây Tạng

3.5. Lễ Gieo hạt Shey Doo Lhoo

Lễ hội Shey Doo Lhoo truyền thống của người dân Ladakh (Ảnh: sưu tầm)

Shey Doo Lhoo được tổ chức tại tu viện Shey để đánh dấu sự bắt đầu của mùa gieo hạt. Trong lễ hội, dân làng tập trung tại cung điện Shey và chuẩn bị thức ăn. Các nhà sư từ tu viện Hemis cầu nguyện và phù hộ cho dân làng một vụ mùa bội thu. Họ cũng có một lời tiên tri. Truyền thuyết kể rằng có bảy vị thần, được phân bố ở khắp các tu viện khác nhau của Ladakh.

Thời gian: Vào ngày 29 và 30 tháng 1 âm lịch Tây Tạng

4. Địa điểm nên ghé thăm khi du lịch Ladakh mùa xuân

4.1. Thủ phủ Leh Ladakh

Thủ phủ Leh Ladakh mang nét hiện đại (Ảnh: sưu tầm)

Thủ phủ Leh Ladakh có vẻ đẹp mê hồn mà khó có thể tìm thấy ở nơi đâu trên thế giới. Nơi đây là sự tổng hòa giữa sự hùng vĩ của thiên nhiên, nét cổ kính của những ngôi làng lâu đời cùng sự linh thiêng và trang nhã của các tu viện, cung điện. Vào mùa xuân, Thủ phủ Leh Ladakh vẫn còn đọng lại chút tuyết của mùa đông lạnh giá xen lẫn với chút tia nắng ấm áp của mùa xuân tạo nên khung cảnh rất đỗi yên bình.

4.2. Tu viện Thiksey

Vị trí xây dựng độc đáo của Tu viện Thiksey (Ảnh: sưu tầm)

Cách thị trấn Leh khoảng 30 phút đi xe, tu viện Thiksey tọa lạc trên một ngọn núi cao, là tu viện lớn nhất của Ladakh. Tu viện Thiksey là một khu phức hợp 12 tầng cực kỳ độc đáo với điểm nhấn là tượng phật Di lặc cao 15m rất có thần thái. Nơi đây là một điểm dừng chân mà bạn nhất định không được bỏ qua khi du lịch Ladakh. Du lịch Ladakh mùa xuân bạn sẽ thấy được sự yên tĩnh của tu viện.

4.3. Thung lũng Nubra

Khung cảnh nên thơ của Thung lũng Nubra (Ảnh: sưu tầm)

Nubra nằm cách Ladakh 150 km về phía Bắc, là một thung lũng trù phú bậc nhất của khu vực này. Nơi đây từng là điểm dừng chân quan trọng trong hành trình của Con đường Tơ lụa năm xưa. Con đường vào thung lũng Nubra đẹp như cổ tích với những ngôi nhà nhỏ, nằm giữa các lùm cây dương và cánh đồng lúa mạch. Xa tít tắp phía trên sườn đồi là Tu viện Phật giáo nằm tịch mịch linh thiêng. Nếu du lịch Ladakh mùa xuân thì bạn sẽ cảm nhận được cái se lạnh cùng những cơn gió rít vào đêm tại thung lũng, sẽ rất thú vị đấy.

4.4. Làng Turtuk

Ngôi làng Turtuk mang nét bình yên hiếm có (Ảnh: sưu tầm)

Làng Turtuk là ngôi làng nằm gần biên giới duy nhất mà du khách có thể được phép đến tham quan. Ngôi làng cổ kính này có người dân theo đạo Hồi sinh sống, cũng là thị trấn cuối cùng của Ấn Độ còn tồn tại nền văn hóa Balti nổi bật. Khung cảnh ngôi làng khi xuân đến với cảnh vật bắt đầu sinh sôi nảy nở, đem lại khung cảnh tràn đầy sức sống sau những ngày mùa đông giá rét.

4.5. Hồ Pangong

Hồ Pangong với màu nước xanh mát (Ảnh: sưu tầm)

Hồ Pangong là một trong những điểm thu hút du lịch bậc nhất của Ấn Độ và Tây Tạng. Nằm ở độ cao 4.250 m, Pangong là hồ nước lợ lớn nhất châu Á. Vẻ đẹp như tranh vẽ giữa đời thực của hồ Pangong không khỏi khiến nhiều du khách phải say mê trầm trồ. Du lịch Ladakh mùa xuân bạn sẽ được thấy cảnh tuyết đang dần tan ra tại những dãy núi bên cạnh hồ vô cùng ấn tượng.

5. Du lịch Ladakh mùa xuân nên ăn gì?

5.1. Momos

(Ảnh: sưu tầm)

Momos được cho là món ăn nổi tiếng nhất của Ladakh. Momos là những miếng bột nhỏ được bọc xung quanh một chút nhân và sau đó được hấp trong một chiếc nồi đặc biệt được gọi là mokto ở Ladakh. Cả thịt và rau đều được sử dụng làm nhân cho các món ăn. Chúng thường được phục vụ với một số loại nước chấm. Momo là một món ăn rất nổi tiếng và phổ biến ở Ladakh. Những chiếc bánh bao này có nhiều hình dạng đẹp mắt khác nhau, đặc biệt là hình tròn xếp ly và hình nửa vầng trăng. Những chiếc bánh nóng hổi sẽ được phục vụ cho khách hàng.

5.2. Thukpa

(Ảnh: sưu tầm)

Thukpa là một món mì Tây Tạng cũng rất phổ biến ở Ladakh. Nước dùng được nấu với hành tây, cà chua, tỏi và các loại rau khác và những người không ăn chay có thể kết hợp thịt bò hoặc thịt cừu. Còn gì tuyệt vời hơn khi trong thời tiết vẫn còn giá lạnh của mùa xuân Ladakh mà được thưởng thức một bát mì Thukpa nóng hổi.

5.3. Chutagi

(Ảnh: sưu tầm)

Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về món ăn ở Ladakh là Chutagi (súp bánh bao) . Bột được làm thành những chiếc bánh bao hình chiếc nơ và sau đó được nấu với súp bao gồm khoai tây, cà rốt và rau bina. Món ăn này ở Ladakh được biết đến là rất bổ dưỡng và hoàn hảo cho những du khách có ý thức về sức khỏe. Súp thường được làm từ nhiều rau và thịt. Chutagi là một bữa ăn rất no và là một món ăn tuyệt vời sau một ngày dài làm việc.

5.4. Skew

(Ảnh: sưu tầm)

Món ăn ở Ladakh này là một loại món hầm bánh bao được chế biến với những miếng bánh chapatti nhỏ như những miếng bột. Nước dùng được nấu bằng rau và cho những người không ăn chay và nước dùng khoai tây được sử dụng.

5.5. Gur Gur Chai

(Ảnh: sưu tầm)

Đây là trà bơ - một loại đồ uống có màu hồng ấm, nó được chế biến bằng cách đun sôi churrpi và muối với lá trà. Loại trà bơ này rất hữu ích để giữ nhiệt độ cơ thể trong cái lạnh tê tái của vùng Leh Ladakh. Người dân Ladakh uống nó cả ngày vì nó không chỉ cung cấp hơi ấm mà còn giữ cho cơ thể ngậm nước ở những vùng có độ cao lạnh. Tsampa thường được thêm vào trà bơ để chế biến món kholak.

6. Du lịch Ladakh mùa xuân nên lưu ý gì?

(Ảnh: sưu tầm)

Du lịch Ladakh mùa xuân bởi khí hậu se lạnh và có chút nắng ấm khi xuân đến nên hiện nay rất nhiều người chọn thời điểm này để thưởng thức cảnh đẹp nơi đây. Đó là khoảng thời gian thích hợp cho nhiều hoạt động tham quan các địa điểm nổi tiếng của nơi đây. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để đến thăm Ladakh dành cho những ai không thích sự đông đúc, mùa xuân Ladakh sẽ rất yên tĩnh để bạn có những trải nghiệm tuyệt vời.

Mặc dù được phép chụp ảnh ở hầu hết các khu vực công cộng, nhưng trong một số trường hợp nhất định, bạn phải được cho phép chính thức mới được chụp và hãy lưu ý kỹ điều này nếu bạn đang thăm quan một khu vực hay một hoạt động tôn giáo nào đó của vùng này.

Du lịch Ladakh mùa xuân chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái bởi sự yên bình hiếm có. Bạn đang lên kế hoạch cho chuyến đi và muốn tận mắt chiêm ngưỡng những cảnh đẹp vùng Ladakh khi xuân đến thì đừng ngần ngại tham khảo một số tour du lịch của PYS Travel nhé.

Tour Ladakh 9 ngày 8 đêm từ Hà Nội

Tour du lịch Ladakh 9 ngày 8 đêm từ TP.HCM

 

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn