Những lễ hội ngày Tết truyền thống và ý nghĩa

06:26 02/09/2024


Những lễ hội ngày Tết truyền thống và ý nghĩa

Dịp Tết là thời gian chúng ta quay về nguồn gốc và gửi lời chúc đến một năm mới tràn đầy may mắn. Ngoài việc đi thăm chùa để tìm kiếm sự bình an, ngày Tết còn có nhiều lễ hội độc đáo, mang lại sự yên bình và hứa hẹn của tài lộc cho tương lai.

1. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Dương lịch

Bạn có biết nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Dương lịch như thế nào hay không? Có thể nói, Tết Dương lịch chính là một trong những ngày lễ quan trọng và có ý nghĩa nhất trong năm của nhiều dân tộc cũng như nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

tết dương lịch
(Ảnh: Sưu tầm)

1.1. Tết Dương lịch

Tết Dương lịch, còn được gọi là Tết Tây, là một trong những ngày lễ quan trọng và đặc biệt nhất trong năm. Đây là thời điểm bắt đầu của một năm mới ở rất nhiều quốc gia, dân tộc và văn hóa trên toàn cầu. Tết Dương lịch được tổ chức vào ngày 1 tháng 1 theo lịch dương.

Tết Dương lịch đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ hoạt động của thiên nhiên và sự sống trên Trái Đất. Nó biểu trưng cho sự kết thúc của năm cũ và khởi đầu cho một năm mới tươi đẹp với rất nhiều điều mới mẻ và hứa hẹn.

1.2. Tết Dương lịch bắt nguồn từ đâu?

Tết Dương lịch 1/1 có nguồn gốc từ thời cổ đại. Lúc đó, Đế Quốc La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 1/1 hàng năm là ngày đầu tiên của năm mới. Trước đó, ngày 25/3 (hay còn gọi là ngày phân xuân) được chọn là ngày đầu tiên của năm mới. Ban đầu, phải tốn khá nhiều thời gian để người dân chấp nhận sự thay đổi này, bởi họ cho rằng ngày 1/1 không trùng với thời điểm hoa màu trổ bông hay mùa vụ nào trong năm cả. Đặc biệt hơn đây chỉ là một ngày vô cùng bình thường.

bắn pháo hoa tết dương lịch
(Ảnh: Sưu tầm)

Ngày nay, hầu hết các quốc gia và dân tộc trên thế giới đều đã công nhận ngày 1/1 là ngày khởi đầu cho một năm mới, là ngày lễ quan trọng để các thành viên trong gia đình cùng nhau sum họp và ăn uống. Tết Dương lịch ở một số quốc gia còn có thể được xem như là ngày Lễ lớn nhất trong năm. Vào ngày này, thường có các tiết mục trình diễn pháo hoa đặc sắc ngay vào lúc 0h00 ngày 1/1. Đồng thời, người lao động và học sinh - sinh viên cũng được nghỉ học, nghỉ làm để đón mừng năm mới.

>> Xem thêm: Tết Dương lịch 2025 nghỉ mấy ngày? Bí kíp du lịch cho Tết Tây

1.3. Ý nghĩa của ngày Tết Dương lịch

Tết Dương lịch là thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới, đánh dấu sự khép lại và tiếp lấy sự mở ra một năm mới tốt lành với nhiều điều mới mẻ đang chờ đón. Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc ở khắp nơi trên thế giới đều có phương thức chào đón năm mới thật độc đáo và ý nghĩa, mang đậm nét văn hóa riêng biệt của từng đất nước.

Ý nghĩa ngày tết dương lịch
(Ảnh: Sưu tầm)

Ngày nay, Tết Dương lịch là một ngày Lễ lớn của toàn quốc gia. Ở Việt Nam, Tết Dương lịch hay Tết Tây là một ngày Lễ khá được chú trọng và người lao động, học sinh, sinh viên sẽ được cho phép nghỉ học, nghỉ làm để chào mừng năm mới. Ở các quốc gia phương Tây như Anh, Mỹ, Pháp,... sẽ có những cuộc diễu hành chào đón năm mới vô cùng hoành tráng và nhộn nhịp.

Tất cả mọi người lúc này sẽ cùng nhau cất vang ca khúc chào đón năm mới truyền thống với mong muốn những điều thịnh vượng trong năm mới

1.4. Các hoạt động tết Dương lịch

Ở Việt Nam, Tết Dương lịch không phải là một lễ hội truyền thống và quan trọng như Tết Nguyên đán theo lịch âm. Nên nó thường được diễn ra theo sở thích của từng người. Tuy nhiên, ngày 1 tháng 1 của lịch Dương lịch cũng được một số người dân và cơ quan tổ chức những sự kiện và hoạt động để chào đón năm mới và tận hưởng kỳ nghỉ.

Dưới đây là một số hoạt động và sự kiện thông thường mà người dân Việt Nam thực hiện vào dịp Tết Dương lịch:

Thăm gia đình và bạn bè:

Ngày 1 tháng 1, người dân thường có thời gian thăm gia đình, bạn bè, và người thân yêu để chúc tết và bày tỏ lời chúc mừng năm mới.

Các bữa tiệc và dịp họp mặt:

Gia đình và bạn bè thường tổ chức các bữa tiệc, dịp họp mặt, và cuộc gặp gỡ để chào đón năm mới. Các nhà hàng, quán ăn và khu vui chơi cũng thường đón khách đặc biệt trong dịp này.

Tham gia các sự kiện văn hóa và giải trí:

Có thể có các sự kiện văn hóa, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động giải trí tổ chức tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong dịp Tết Dương lịch.

Tham gia các hoạt động ngoài trời:

Một số người dân chọn tham gia các hoạt động ngoài trời như tham gia các cuộc thi thể thao, dã ngoại hoặc tham gia các tour du lịch trong dịp này. Nếu bạn chưa biết đi đâu trong tết dương lịch này thì có thể tham khảo Du lịch tết dương lịch của PYS Travel nhé.

Tết Dương lịch hay Tết Tây ngày nay không những là ngày lễ quan trọng của riêng các quốc gia phương Tây mà còn ở nhiều nước khác nhau trên khắp thế giới. Ngày Tết Dương lịch là dịp để mọi người nghỉ ngơi và chào đón một năm mới lại đến với những ước muốn về một năm mới thật nhiều điều mới tốt đẹp và may mắn.

Chùm tour tết Dương lịch 2024 Trong Nước và Nước Ngoài của PYS Travel:

Chùm Tour tết Dương lịch 2024 từ Hà Nội

Chùm Tour tết Dương lịch 2024 từ TP.HCM

Chùm Tour Nước ngoài tết Dương lịch 2024 

2. Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh…

2.1. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Nguồn gốc của tết vẫn còn đang được tranh cãi đó, nhưng hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc. Nhưng theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc.

Nguồn gốc tết nguyên đán
(Ảnh: Sưu tầm)

Có thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này". Như vậy có có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.

2.2. Ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam

Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh. Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính.

Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

Ý nghĩa tết nguyên đán
Tết nguyên đán có ý nghĩa quan trọng trong mỗi người dân Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)

Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.

Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri…

Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.

Tết nguyên đán là dịp con cháu nhớ tới tổ tiên
Tết nguyên đán là dịp con cháu nhớ tới tổ tiên, người đã khuất (Ảnh: Sưu tầm)

Từ đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm. Mọi người trở về với công việc thường nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai.

Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.

Có thể bạn quan tâm tới lịch nghỉ Tết nguyên đán.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Tết 2025 cho năm mới suôn sẻ

2.3. Những lễ hội được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán

Những lễ hội Tết được tổ chức ở khắp mọi vùng miền của đất nước là một nét đặc trưng văn hóa thu hút đông đảo du khách tham dự. Lễ hội là dịp để mọi người cầu mong bình an, hạnh phúc cho bản thân và gia đình.

2.3.1. Lễ hội Tết cổ truyền Việt Nam hấp dẫn - hội chùa Hương

Địa điểm tổ chức: Chùa Hương, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội

Thời gian diễn ra: Ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch

Lễ hội Tết chùa Hương
Lễ hội Tết chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)

Lễ hội chùa Hương là một trong số các lễ hội Tết cổ truyền nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam. Lễ hội chùa Hương thu hút đông đảo du khách về hành hương cõi Phật, chiêm ngưỡng khung cảnh non nước hữu tình. Trước khi khai hội, phần lễ sẽ được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch. Trong phần lễ, hai quả pháo lớn sẽ được rước từ nhà đám trưởng ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người. Trong phần hội, nhiều hoạt động văn hóa thể thao sôi động, phấn khởi sẽ được tổ chức.

2.3.2. Lễ hội gò Đống Đa

Đia điểm tổ chức: Đống Đa, Hà Nội

Thời gian diễn ra: Vào ngày mùng 5 tết

Lễ hội gò Đống Đa
Lễ hội gò Đống Đa (Ảnh: Sưu tầm)

Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa trở thành quốc lễ. Ngày này được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung. Vì thế nên du khách sẽ có cơ hội chơi các trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Nổi bật nhất phải kể đến trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất. Ngoài ra, lễ hội gò Đống Đa còn có các hoạt động hết sức ý nghĩa là lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn của những anh hùng, nghĩa sĩ đã vì dân, vì nước.

2.3.3. Lễ hội Tết Nguyên Đán - rước pháo làng Đồng Kỵ

Địa điểm tổ chức: Làng Đồng Kỵ, Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh

Thời gian diễn ra: Ngày 4 đến ngày 7 tháng Giêng âm lịch

Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ
Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ (Ảnh: Sưu tầm)

Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ là lễ hội Tết được tổ chức để tưởng nhớ, tái hiện lại hình ảnh đức thánh Thiên Cương ra quân đánh giặc Xích Quỷ. Lễ rước pháo làng Đồng Kỵ được tổ chức với các hoạt động chính là rước sách tế lễ, rước và đốt pháo, dô ông đám,... Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian cũng được tổ chức song song trong thời gian diễn ra lễ hội.

2.3.4. Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn

Địa điểm tổ chức: Tiên Sơn, Duy Tiên, Hà Nam

Thời gian diễn ra: Ngày 5 đến ngày 7 tháng Giêng âm lịch

Lễ hội Tết hướng về nguồn cội, có lịch sử lâu đời
Lễ hội Tết hướng về nguồn cội, có lịch sử lâu đời (Ảnh: Sưu tầm)

Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn là một nét đẹp văn hóa thể hiện sự hướng về nguồn cội, có lịch sử lâu đời. Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn được tổ chức với hai phần chính là phần lễ và phần hội. Ở phần lễ, có rất nhiều lễ được tổ chức liên tục như lễ cáo yết Thành Hoàng, lễ rước nước lên chùa Đọi, lễ tịch điền... Ở phần hội, rất nhiều hoạt động thể thao giải trí, trò chơi dân gian hay gian trưng bày sản phẩm, đồ lưu niệm. 

2.3.5. Lễ hội Yên Tử

Thời gian diễn ra: từ ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch và kéo dài trong 3 tháng mùa xuân

Lễ hội Yên Tử không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp, tháp cổ, chùa mà còn là nơi hình thành t

Lễ hội Yên Tử
Lễ hội Yên Tử (Ảnh: Sưu tầm)

2.3.6. Lễ hội xuống đồng 

Lễ hội xuống đồng là một trong các lễ hội vùng Tây Bắc của đồng bào Tày, Nùng được tổ chức vào ngày 8 Tết âm lịch tại các địa điểm Lào Cai, Lai Châu, Sơn La. Lễ hội xuống đồng được chia thành 2 phần chính: phần lễ, phần hội. Phần lễ là phần mang các nghi thức tâm linh như tục rước đất, tục rước nước, lễ cúng và cày đồng,… Tục rước đất, và rước nước sẽ được tổ chức từ lúc sáng sớm.

Lễ hội xuống đồng
Lễ hội xuống đồng (Ảnh: Sưu tầm)

Phần hội sẽ bao gồm các tiết mục văn nghệ vô cùng đặc sắc và các trò chơi truyền thống trong văn hóa người Tày, người Dao. Các điệu nhảy sạp, các điệu múa xòe hòa trong tiếng kèn, tiếng trống hay màn tái hiện phần phong tục đặc sắc “đám cưới đồng bào Dao đỏ”…

Những trò chơi dân gian quen thuộc, như ném còn, hay đẩy gậy, kéo co, đánh bóng, đánh quay, leo cột mỡ, bịt mắt bắt dê… rất vui nhộn.

Bạn nên tham khảo Kinh nghiệm du lịch Tết 2024 cho năm mới suôn sẻ 

2.3.7. Lễ hội đền Đức Thánh Trần

Diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10 tháng giêng hàng năm, hội đền Đức Thánh Trần ở TP Hồ Chí Minh. Những ngày lễ hội là tấm lòng tri ân công đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời giáo dục truyền thống, lịch cho thế hệ trẻ.

Lễ hội đền Đức Thánh Trần
Lễ hội đền Đức Thánh Trần (Ảnh: Sưu tầm)

Thời gian Tết đến xuân về là thời điểm bước sang năm mới của người Việt Nam. Vì thế nên thời điểm này thường có các lễ hội về mặt tâm linh để mọi người cầu chúc những điều tốt đẹp trong năm mới. Bên cạnh đó những lễ hội này còn là dịp để người dân tri ân, tưởng nhớ công lao của tổ tiên, những vị anh hùng trong lịch sử.

Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn trải nghiệm được các lễ hội ngày tết một cách vui vẻ và trọn vẹn nhất.

 

Chùm tour tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 Trong Nước và Nước Ngoài của PYS Travel:

Chùm Tour tết Nguyên đán 2024 từ Hà Nội

Chùm Tour tết Nguyên đán 2024 từ TP.HCM

Chùm Tour Nước ngoài tết Nguyên đán 2024

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn