Phong cảnh Tây Tạng đẹp hùng vĩ mà nhất định bạn phải khám phá

04/10/2024

Phong cảnh Tây Tạng - bức tranh thiên nhiên hùng vĩ hòa cùng vẻ đẹp thiêng liêng đất trời của dãy núi Himalaya, đỉnh Everest, hồ Namtso, các thung lũng, suối nước nóng, cao nguyên, sông băng, tu viện, cung điện Patola, chùa Jokhang,...

Nếu bạn đang suy nghĩ không biết phải đi đâu trong chuyến du lịch sắp tới thì bài viết này dành cho bạn. PYS Travel sẽ đem đến cho bạn một bức tranh thiên nhiên không thể hùng vĩ hơn về phong cảnh đẹp đến ngỡ ngàng ở Tây Tạng Trung Quốc.

Potala Tây Tạng 
Toàn cảnh cung điện Potala - nét đặc trưng trong văn hóa Tây Tạng (Ảnh: Sưu tầm)

Tây Tạng là một khu vực tại Trung Á, nằm trên cao nguyên Thanh Tạng, có độ cao trung bình trên 4.000 mét và được mệnh danh là "nóc nhà của thế giới". Tây Tạng luôn được coi là một vùng đất thiêng liêng và huyền bí. Đây là nơi mà đất và trời gặp nhau, nơi mặt trời - mặt trăng - cùng muôn vì sao tinh tú làm bè bạn, từ những ngọn núi cao ngất ngưởng, các thung lũng sâu và hồ nước trong xanh đến vẻ đẹp hòa quyện với văn hóa tôn giáo lâu đời, Tây Tạng đều ôm cả vào lòng.

1. Phong cảnh Tây Tạng - Qua các ngọn núi

Dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) là vùng núi có hình vòng cung kéo dài từ tây sang đông, đây được coi như là bức tường lớn phân cách tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng. Đây là một quần thể núi khổng lồ với hơn trăm ngọn núi khác nhau cao trên 7200m, kéo dài qua 7 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Trung Quốc. Đến Tây Tạng, ta được ngắm nhìn phong cảnh trù phú, đồ sộ của các núi thuộc dãy Himalaya như : Núi Kailash, núi Milin, núi Everest,...

Dãy Himalaya hùng vĩ

Khung cảnh nơi gặp gỡ đất - trời của dãy Himalaya trông thật đẹp (Ảnh: Sưu tầm).

1.1. Núi thiêng Kailash

Địa chỉ: Nằm ngay gần ngã ba biên giới của Tây Tạng, Nepal và Ấn Độ. Cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng trên 1.000km về hướng Tây.

Núi thiêng Kailash còn được gọi là đỉnh Kang Rimboche - cao 6714m, đây được ví như là “vũ trụ tâm linh” của cả bốn nền tôn giáo: Phật giáo, Ấn độ giáo, Jaina và Bon. Cảnh quan núi thiêng Kailash là một khối đá đen cao, to đồ sộ, vươn sừng sững lên trời, vùng núi linh địa này được bao quanh bởi 4 quả núi của 4 vị thần, các hang động của Tổ sư và hang động của Bồ tát Quan âm.

Kailash tây tạng

Núi Kailash

Núi Kailash ngút ngàn mây vươn lên sừng sững giữa trời, sườn núi gần như dốc thẳng đứng (Ảnh: Sưu tầm).

Núi Kailash nằm ở phía Tây hẻo lánh của Tây Tạng nên ở đây hoàn toàn không có máy bay, xe lửa, ô tô, thậm chí ngay cả những dụng cụ dùng trên con núi lởm chởm gồ ghề này cũng phải mất hàng tuần để di chuyển, sườn núi dường như là dốc thẳng đứng nên chuyến phiêu lưu đến vùng núi địa linh này được xem là một hành trình đầy vất vả và mạo hiểm. Không chỉ vậy, bởi vì đây là nơi ở của các vị thần nên việc leo lên đỉnh Kailash bị cấm để giữ gìn sự thiêng liêng. Vì thế tính đến nay chưa có một ai được ghi nhận chinh phục đỉnh núi Kailash.

Hành hương ở chân núi Kailash

Du khách đi bộ hành hương ở chân núi Kailash với nhiều mục đích tâm linh (Ảnh: Sưu tầm).

Năm 2006, chính quyền Tây Tạng đã chính thức cấm leo núi Kailash để bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương. Tuy nhiên, du khách vẫn có thể tham gia hành hương quanh chân núi. Người ta tin rằng nếu đi một vòng quanh núi sẽ gột rửa được tội lỗi trong cuộc đời.

Hành hương có nghi lễ ở Kailash

Người bản địa hành hương quanh chân núi Kailash với các nghi lễ vô cùng khó khăn (Ảnh: Sưu tầm).

Tuy nhiên một vòng quanh núi thì không dễ dàng bởi nó có chu vi tới 52km. Chuyến hành hương kéo dài ba ngày, được gọi là “The Kora”, du khách muốn tham quan đỉnh núi này phải đi bộ từ 15 - 22 km mỗi ngày. Người theo đạo Phật và Ấn Độ giáo thì đi vòng theo chiều kim đồng hồ, người theo đạo Jaina và Bon theo chiều ngược lại. Chỉ khi chuẩn bị cho mình đủ sức mạnh cả về tâm linh lẫn thể chất thì bạn mới có thể vượt qua thử thách trên hành trình khó khăn này.

1.2. Đỉnh Everest

Đỉnh Everest còn có tên gọi khác là Sagarmatha - nóc nhà của thế giới cao khoảng 8849 mét nằm ranh giới giữa Trung Quốc và Nepal.

Cảnh quan đỉnh Everest

Quan cảnh Everest - Nóc nhà của Thế giới (Ảnh: Sưu tầm)

Để đến núi Everest, quý vị có thể đi từ cả 2 đầu là Trung Quốc và Tây Tạng, tuy nhiên xuất phát theo lộ trình từ Tây Tạng sẽ giúp quý vị khám phá được nhiều điểm đến hơn. Phong cảnh tây tạng - đỉnh Everest có rất nhiều ngọn núi khác cao hơn 7000 mét bao quanh, những ngọn núi này luôn nấp mình trong mây và sương mù tạo nên một vẻ đẹp cực kỳ huyền bí và tráng lệ.

Mây trên đỉnh Everest

Mây mù giăng khắp lối quanh đỉnh Everest (Ảnh: Sưu tầm).

Điều tuyệt vời nhất khi khám phá Everest là được ngắm bình minh vào những ngày nắng đẹp tại nơi này. Khi bình minh lên cũng là lúc dãy núi từ một màu đen kì bí chuyển sang sắc vàng đỏ rực rỡ, quyện quanh sương mù thành một bức tranh vừa hùng vĩ thừa nên thơ.

Hoàng hôn trên đỉnh Everest

Chiều hoàng hôn nhuộm màu đỏ rực trên đỉnh Everest (Ảnh: Sưu tầm).

Gần giống lúc bình minh, khi hoàng hôn buông xuống, đỉnh everest sẽ khoác lên mình một màu đỏ rực, trông chẳng khác gì một kim tự tháp độc nhất trên không, tỏa sáng rực rỡ cùng mây gió. Nếu bạn được ngắm nhìn những khung cảnh ấy, hãy lấy máy để check-in ngay khoảng khắc quý giá này nhé!

1.3. Núi Nojin Kang Sang

Được mệnh danh là một trong những đỉnh núi đẹp nhất Tây Tạng, hay còn gọi là núi băng vĩnh cửu bởi nó được tuyết trắng xóa bao quanh năm, bạn có thể tìm thấy vẻ đẹp này giữa thị trấn Zhangmu và thủ phủ Lhasa.

Núi Nojin Kangsang 

Núi băng vĩnh cửu Nojin trắng xóa sừng sững giữa trời (Ảnh: Sưu tầm).

Nếu bạn đam mê chinh phục đỉnh núi, có lẽ phải mất khoảng chín ngày để lên đến đỉnh, nhưng chuyến đi bộ đường dài này thực sự là một niềm vui. Bạn có thể dừng lại trên đường đi, giao lưu với người dân địa phương và động vật của họ, nhiều người bản địa thích bế thú cưng của họ lên để bạn có thể chụp ảnh cùng họ.

Ngọn núi còn được coi là một địa điểm tâm linh. Vào dịp, người dân địa phương đốt hương và sắp xếp cờ cầu nguyện dọc theo đỉnh núi, cụ thể là ở khu vực có tên là Karo La.

 Lá cờ ở Tây Tạng

Người Tạng cắm lá cờ trên các mỏm núi cao để gió mang lời cầu nguyện của họ tới các vị thần ( Ảnh: Sưu tầm )

2. Phong cảnh Tây Tạng - Qua những dòng sông 

Bắt đầu hành trình đến Sông băng Laigu, chuyến viếng thăm ngôi làng cổ Tây Tạng Laigu Village - cổng vào sự bình yên là một trải nghiệm quan trọng và sâu sắc. Tên của ngôi làng, bắt nguồn từ tiếng Tây Tạng cổ, biểu thị một thiên đường biệt lập, phản ánh sự tráng lệ và vẻ đẹp thực sự giữa những ngọn núi phủ tuyết, giống như bối cảnh trong truyện cổ tích.

 Làng Laigu

Sông Laigu trông như một khu vườn cổ tích hội tụ đủ tất cả vẻ đẹp của đất trời (Ảnh: Sưu tầm).

Sông băng Laigu (còn được gọi là Sông băng Lhegu) nằm giữa khung cảnh tuyệt đẹp ở thị trấn Ranwu, huyện Baxoi, vùng Qamdo, Tây Tạng, nổi bật như một kỳ quan thiên nhiên đầy cảm hứng, nép mình giữa Làng Laigu hùng vĩ và Hồ Ranwu đẹp như tranh vẽ. Là điểm đến được tôn sùng vì vẻ đẹp đặc biệt và những đặc tính độc đáo.

 Sông băng Laigu

Độc đáo sông băng Laigu ở cực Tây Trung Quốc (Ảnh: Sưu tầm).

Sông băng Tây Tạng này là một trong ba sông băng lớn nhất thế giới và là nguồn của sông Parlung Tsangpo. Bởi vì tất cả những sông băng này bao quanh làng Laigu nên chúng được gọi chung là sông băng Laigu. Sông băng Laigu bao gồm 6 sông băng: Meixi, Yalong, Ruojiao, Dongga, Xiongga và Niuma Glaciers, có mối liên hệ chặt chẽ với hồ Ranwu nổi tiếng, được công nhận là nhánh lớn nhất của sông Brahmaputra. Trong 6 nhánh sông băng thì Yalong là ngoạn mục nhất. Sông băng Yalong được tạo ra ở núi Gangri Gabu dài 12 km, nó kéo dài từ đỉnh chính với độ cao hơn 6.000 mét đến rìa làng Laigu với độ cao khoảng 4000 mét.

Sông băng Laigu

Sông băng Laigu như đưa ta lạc vào Bắc Cực và Nam Cực ( Ảnh: Sưu tầm ).

Sông băng Laigu là sự kết hợp hấp dẫn giữa vẻ đẹp thanh thoát với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mang đến những khoảnh khắc giống như ở Nam Cực hay Bắc Cực. Không hổ danh là “Tháp nước Châu Á”, Tây Tạng được ví như là cực ba của thế giới, sở hữu lượng nước và băng khổng lồ chỉ sau Nam Cực và Bắc Cực, là khởi nguồn của các con sông lớn bậc nhất Châu Á như: Dương Tử, Hoàng Hà, sông Hằng, sông Ấn, sông Mekong, sông Brahmaputra.

3. Phong cảnh Tây Tạng - Qua những hồ nước

Có một sự thật không thể chối cãi: Phong cảnh Tây Tạng là nơi có nhiều hồ nước tuyệt đẹp và những ngọn núi cao. Những hồ nước này có màu xanh lam và xanh lục trong veo cực lôi cuốn, thậm chí còn tuyệt vời hơn bao giờ hết bởi chúng được đặt trên nền cao nguyên cao.

Hồ Pu Moyongcuo Tây Tạng

Tây Tạng là vùng đất của vô số cảnh hồ trong xanh như ngọc (Ảnh: Sưu tầm).

Mỗi hồ ở Tây Tạng đều có vẻ đẹp và tầm quan trọng riêng, việc ngắm nhìn chúng sẽ giúp bạn trải nghiệm những kỳ quan thiên nhiên đáng kinh ngạc của nơi đặc biệt này. Khi đến thăm Tây Tạng, có rất nhiều hồ nước trong xanh là điểm đến lí tưởng dành cho bạn nhưng nhất định đừng bỏ qua vẻ đẹp của các hồ nước được liệt kê dưới đây nhé.

3.1. Vẻ đẹp của hồ Ranwu 

Hồ Ranwu, một trong những hồ đẹp nhất ở Tây Tạng, nằm cạnh sông băng. Hồ Ranwu có diện tích 22 km vuông, cao 3.850m. Điểm đáng chú ý của hồ nước ngọt này là mặt hồ bị đóng băng vào mùa đông và có màu xanh tuyệt đẹp vào những tháng mùa hè.

Hồ Ranwu

Cảnh quan hồ Ranwu được che chở trong lòng của các ngọn núi, một màu xanh trong (Ảnh: Sưu tầm).

Hồ được bao quanh bởi những hồ nước xinh đẹp và những đỉnh núi phủ tuyết hùng vĩ, hồ Ranwu là một nơi hoàn hảo để bạn có thể ngắm nhìn sáu sông băng trên biển, không gì sánh bằng ở Trung Quốc hoặc thậm chí trên thế giới. Đi dọc theo hồ Ranwu ta sẽ thấy một số hồ băng nổi với những tảng băng lớn nhỏ trông giống như Nam Cực.

3.2. Vẻ đẹp của hồ thiên đường Namtso

Hồ Namtso, thường được gọi là "Hồ Thiên Đường", là một hồ nước mặn tuyệt đẹp ở độ cao lớn nằm tại khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc. Nằm ở độ cao 4718m, hồ Namtso là hồ nước mặn cao nhất hành tinh của chúng ta. Làn nước trong xanh như pha lê, được bao quanh bởi những đỉnh núi phủ tuyết và đồng cỏ rộng lớn, tạo nên một cảnh quan ngoạn mục và siêu thực.

Hồ Namtso

Cảnh hồ Namtso đẹp đúng như danh" hồ Thiên Đường" của nó (Ảnh: Sưu tầm).

Hồ được người Tây Tạng coi là linh thiêng và là một địa điểm hành hương phổ biến. Đây cũng là thiên đường cho động vật hoang dã, nơi trú ngụ của nhiều loài chim và cung cấp một môi trường độc đáo, thanh bình cho du khách khám phá vẻ đẹp tự nhiên của nó

con mòng biển 

Con mòng biển tận hưởng vẻ đẹp thanh bình bên hồ Namtso (Ảnh: Sưu tầm).

Từ hồ Namtso ta có thể nhìn ngắm được dãy núi Nyainqêntanglha ngay trước mắt. Đi dạo dọc theo bờ hồ Namtso vô tận, ngắm nhìn những ngọn núi tuyết ở đằng xa, thỉnh thoảng ta sẽ thấy một nhóm người hành hương Tây Tạng đang phủ phục  đi ngang qua. Những câu thần chú tụng kinh, tiếng thì thầm nhẹ nhàng của mặt hồ và các hang động ẩn dật ở 5 bán đảo gần đó,...biến nơi đây thành trung tâm có tầm quan trọng về văn hóa và tôn giáo.

Sau khi ngắm nhìn hết cảnh đẹp của hồ thiên đường Namtso, bạn có thể trải nghiệm tắm suối nước nóng trên đường trở về Lhasa, sự mệt mỏi của bạn sẽ biến tan trong nước.

 4. Phong cảnh Tây Tạng - Qua kiến trúc Phật giáo

4.1. Cung điện Potala

Địa chỉ: Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng

Cung điện Potala là một trong số nhiều địa danh mang tính biểu tượng ở Tây Tạng nổi tiếng với kiến  trúc tuyệt đẹp và vẻ đẹp vượt thời gian. Tọa lạc tại Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng, cung điện này cao 3700 mét được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1994. Được xây dựng cách đây khoảng 1.300 năm, công trình hùng vĩ này tượng trưng cho lịch sử phong phú của khu vực.

Cung điện Potala

 Cung điện Potala tỏa sắc vàng lấp lánh trong chiều hoàng hôn (Ảnh: Sưu tầm).

Là cung điện cao nhất thế giới, công trình này mang đến tầm nhìn ngoạn mục ra Lahsa với toàn cảnh mê hồn của những ngọn núi xung quanh. Cung điện không chỉ nổi tiếng với thiết kế lộng lẫy mà còn mang ý nghĩa tâm linh như cung điện mùa đông của các Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Cung điện potala

Cung điện Potala (Ảnh: Sưu tầm)

Nơi đây thu hút khách du lịch với kiến trúc Tây Tạng truyền thống, các tác phẩm nghệ thuật lộng lẫy, các kho báu tôn giáo lịch sử và văn hóa khác. Cảnh đêm của cung điện nổi tiếng này cũng rất hấp dẫn với màn trình diễn vòi phun nước.

Xem thêm ảnh cung điện Potala: 8 Tọa độ không thể bỏ lỡ ở Trung Quốc

4.2. Đền Jokhang - trái tim tâm linh của Tây Tạng

Địa chỉ: Trung tâm thành phố Lhasa

Đền Jokhang, Lhasa được tôn kính rộng rãi như là “trái tim tâm linh của Tây Tạng”, đền Jokhang do Vua Tây Tạng Songtsen Gampo xây dựng hứa hẹn là một trong những trải nghiệm Tây Tạng tinh túy nhất ở Lhasa.

Jokhang Đại Chiêu

Bức tranh chùa Jokhang - trung tâm của sự thờ cúng và sùng kính (Ảnh: Sưu tầm).

Hãy cùng những người hành hương Tây Tạng sùng đạo, già trẻ, đến chiêm ngưỡng bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni 12 tuổi có kích thước bằng người thật; khám phá kỹ lưỡng những bức tranh tường Phật giáo được làm tinh xảo; đi bộ qua các phòng tôn giáo được chiếu sáng mờ ảo trong khi lắng nghe những câu chuyện lịch sử hấp dẫn liên quan đến Songtsen Gampo và Công chúa Văn Thành,...Đừng quên leo lên mái chùa dát vàng của Đền Jokhang, bạn sẽ thấy được toàn cảnh của Chợ Barkhor sôi động và quang cảnh quyến rũ của Cung điện Potala.

4.3. Các tu viện Phật giáo độc đáo ở Tây Tạng

Khi nói đến Tây Tạng, không ai có thể bỏ qua các tu viện Phật giáo độc đáo ở đây. Hàng năm, các nhóm du khách đến thăm Tây Tạng để thờ phụng các tu viện Tây Tạng linh thiêng, các tín đồ ngoan đạo thì thực hiện các cuộc hành hương. Trong bài viết này, Pys Travel sẽ giới thiệu bạn 3 tu viện vĩ đại ở Tây Tạng nên ghé thăm.

4.3.1. Tu viện Sera

Địa chỉ: Vùng ngoại ô phía bắc của Lhasa dưới chân núi Pubuchok.

Tu viện Sera, một trong 3 tu viện Gelugpa vĩ đại ở Tây Tạng. Tu viện Sera là nơi các nhà sư và Phật sống đã thuyết giảng từ thời xa xưa, chỉ cách Cung điện Potala 7 km. Nằm dưới chân một ngọn núi ở vùng ngoại ô phía bắc của Lhasa, Tu viện Sera được bao quanh bởi nhiều cây xanh tươi tốt. Khu vực này rộng rãi, mặc dù nằm trên sườn đồi nhưng địa hình lại thoai thoải nên việc đến thăm Tu viện Sera vô cùng thuận tiện.

Tu viện Sera

Tu viện Sera với kiến trúc cổ tinh khôi (Ảnh: Sưu tầm).

4.3.2. Tu viện Drepung

Địa chỉ: Nằm dưới chân núi Gambo Utse, cách trung tâm thành phố Lhasa khoảng 5 km.

Tu viện Drepung - Tu viện lớn nhất Tây Tạng được xây dựng vào năm 1416 bởi đệ tử của Tsongkhapa. Hiện nay thông qua việc mở rộng, diện tích kiến trúc của tu viện đã tăng lên khoảng 200.000 mét vuông, trở thành tu viện lớn nhất ở Tây Tạng. Lối vào chính của Tu viện Drepung nằm ở chân núi, trong khi bản thân tu viện nằm trên sườn núi. Do đó, để tham quan Tu viện Drepung, bạn cần phải đi bộ một đoạn ngắn lên dốc.

Deprung 

Tu viện Drepung - một quần thể rộng lớn trông như một gò lúa khổng lồ (Ảnh: Sưu tầm).

4.4.3. Tu viện Ganden

Địa chỉ: Nằm ở núi Wangbori, cách thành phố Lhasa khoảng 57 km về phía đông.

Tu viện Ganden - Tu viện đầu tiên của phái Gelug thuộc Phật giáo Tây Tạng Tu viện Ganden giữ một vị trí đặc biệt trong số các tu viện lớn của phái Gelugpa thuộc Phật giáo Tây Tạng. Tu viện được đích thân người sáng lập phái Gelugpa, Tsongkhapa thành lập vào năm 1409 và có thể được coi là tu viện tổ tiên của phái này. Tu viện Ganden cách xa Lhasa khoảng 50 km. Do đó tu viện ít đông đúc hơn, cho phép trải nghiệm đắm chìm hơn. Trong khi khám phá Tu viện Ganden, bạn có thể lên đỉnh núi để ngắm toàn cảnh tu viện và thung lũng Sông Lhasa xa xa.

Tu viện Ganden

 Tu viện Ganden dù đã hai lần bị phá hủy trong lịch sử nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu (Ảnh: Sưu tầm).

 5. Cao nguyên Tây Tạng - Mái nhà của thế giới

Cao nguyên Tây Tạng được ví như là mái nhà của thế giới. Đây là một vùng cao nguyên rộng lớn và độc đáo với những cảnh quan ngoạn mục. Cao nguyên Tây Tạng trải dài qua nhiều quốc gia bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Bhutan. Cao nguyên Tây Tạng rộng lớn, bao phủ một diện tích khoảng 2,5 triệu km vuông. Độ cao trung bình là khoảng 4.500 mét so với mực nước biển với đỉnh Everest là điểm cao nhất ở độ cao 8.848 mét, các thung lũng ấn tượng sâu tới 3.000 mét làm nổi bật những độ cao chót vót xung quanh chúng.

 Cao nguyên Tây Tạng

Cao nguyên Tây Tạng và hệ sinh thái đa dạng của nó (Ảnh: Sưu tầm).

Nó được bao quanh bởi dãy Himalaya ở phía nam, dãy núi Kunlun ở phía bắc và nhiều dãy núi khác nhau ở phía đông và phía tây. Phần lớn cao nguyên nằm trong khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc khiến thủ phủ của tỉnh này - Lhasa trở thành điểm khởi đầu hoàn hảo để khám phá khu vực này.

Cao nguyên Tây Tạng

Vị trí địa lý độc đáo của nó là một phần lớn tạo nên sự đặc biệt của Cao nguyên Tây Tạng. Đôi khi được gọi là "cực thứ ba" vì nơi đây chứa lượng băng tuyết tập trung lớn nhất bên ngoài các vùng cực, trở thành nguồn nước quan trọng cho một số con sông lớn ở Châu Á.

6. Vẻ đẹp mê hồn của các thung lũng Tây Tạng

Trên toàn bộ dãy Himalaya, có vô số thung lũng và hẻm núi mà khi đến nơi, bạn có thể cảm thấy kinh ngạc trước vẻ đẹp của chúng. Những thung lũng này làm tăng thêm vẻ đẹp mãnh liệt của những ngọn núi và nâng cao trải nghiệm của du khách bằng cách đối lập giữa vùng hoang dã phủ đầy tuyết của núi với cảnh quan xanh tươi của thung lũng. Một trong những thung lũng đẹp nhất mà Pys Travel muốn nhắc cho bạn biết đó là thung lũng Gama.

Thung lũng Gama

Thung lũng Gama và hệ sinh thái độc đáo của nó (Ảnh: Sưu tầm).

Thường được coi là thung lũng đẹp nhất ở Tây Tạng để đi bộ đường dài, Thung lũng Gama nằm không xa đỉnh Everest, ở Quận Tingri và Quận Dinggye của Shigatse. Trải dài khoảng 55 km từ đông sang tây, đây là một trong những thung lũng lớn khó tiếp cận nhất vì không có đường vào thung lũng. Bò yak và ngựa là phương tiện di chuyển duy nhất đưa bạn đến đó. Nếu bạn đang có kế hoạch đi bộ đường dài ở thung lũng, bạn cần mang theo mọi thứ trước chuyến đi vì không có làng mạc hay khu định cư nào trong thung lũng để mua thức ăn hoặc các nhu yếu phẩm khác.

 Thung lũng Gama

Thung lũng Gama - địa điểm lí tưởng cho những chuyến đi bộ đường dài (Ảnh: Sưu tầm).

Điểm thu hút chính của thung lũng là hệ sinh thái độc đáo của nó: những bông hoa núi hoang dã và đời sống động vật đa dạng. Nhiều người tin rằng đây là vùng đi bộ đường dài tốt nhất ở Tây Tạng. Không chỉ có những khu rừng, đồng cỏ xanh tươi, thung lũng còn được bao quanh bởi những ngọn núi cao phủ đầy tuyết, có một số vách đá băng trải dài từ sườn núi và một số sông băng dài chảy xuống từ những ngọn núi cao của dãy Himalaya. Gần đó, bạn có thể nhìn thấy đỉnh núi Everest, núi Cho Oyu và một số ngọn núi cao khác cao hơn 8.000 mét.

phong cảnh Tây Tạng

Như vậy, PYS Travel vừa đem đến cho bạn một bức tranh tuyệt đẹp về phong cảnh Tây Tạng - một điểm đến nhất định bạn phải khám phá. Chần chờ gì nữa, hãy tham khảo ngay tour du lịch Tây Tạng của chúng mình nhé!

Các tour du lịch Tây Tạng của PYS Travel để bạn tham khảo:

Tour Tây Tạng - Lhasa - Potala Cung - Đại Chiêu Tự - Hồ Yamdrok 9 ngày 8 đêm

Tour du lịch Tây Tạng

Bản Quyền Hình Ảnh:

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh

Tour nổi bật tại Tây Tạng

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn