Vườn Lộc Uyển Sarnath được biết đến với tên gọi Vườn nai, được xem là thánh địa của Phật giáo và là một trong những điểm hành hương không thể thiếu khi đến thành phố Varanasi. Đây là nơi đức Phật trải qua mùa an cư kiết hạ đầu tiên và cũng là chiếc nôi hình thành Tam bảo giữa thế gian.
Vườn Lộc Uyển - Sarnath sở hữu kiến trúc đa dạng với một bảo tháp khổng lồ, một một ngôi chùa cổ với những điểm nhấn khác lạ về kiến trúc và trang trí nội thất. Những dấu ấn đặc biệt ấy hiện hữu ở một vùng quê yên bình, cách cổ thành Varanasi của Ấn Độ khoảng 13 cây số, được gọi là Vườn Lộc Uyển - một địa danh nổi tiếng trong “Tứ động tâm” (bốn vùng thánh tích) liên quan đến cuộc đời Đức Phật từ khi Ngài đản sanh, giác ngộ, khai giảng giáo pháp và nhập diệt. Hãy cùng PYS Travel khám phá cũng như tìm hiểu chi tiết hơn về thánh tích Phật giáo quan trọng này nhé.
Vườn Lộc Uyển là khu vườn đẹp; như vậy Lộc Uyển có nghĩa là Khu vườn nai xinh đẹp. Danh từ Lộc Uyển được dịch nghĩa từ tiếng Pāli là Sarnath hay từ Migadāya (vườn nai). Sở dĩ gọi là Migadāya (vườn nai), vì khu vườn này được vua xứ Ba-la-nại bảo vệ các loài nai sống tự do trong khu vườn này và không cho dân chúng giết hại; nhờ thế nơi đây rất yên tịnh, thanh vắng và trở thành nơi cư trú lý tưởng của các vị ẩn sĩ tiến tu đạo nghiệp. Khi chưa chứng quả vị Vô thượng Bồ đề, đức Phật và năm anh em Kiều Trần Như cũng từng tu tập khổ hạnh trong khu rừng này.
Vườn Lộc Uyển - Sarnath gắn liền với cuộc đời của Đức Phật (Ảnh: sưu tầm)
Theo kinh tạng Pāli, khu rừng này thường được gọi là chỗ “Chư thiên đọa xứ”, vì nơi đây có 500 vị Bích Chi Phật nhập diệt giữa hư không, xác thân tứ đại các Ngài rơi xuống tại nơi này, nên nơi này được gọi là Isipatana. Vào thế kỉ thứ VII, khi ngài Huyền Trang đến chiêm bái thánh tích này, Ngài cho biết có một bảo tháp được xây để đánh dấu nơi xác thân của 500 vị Bích Chi Phật rơi xuống, ngày nay thì bảo tháp này không còn nữa.
Có cả một truyền thuyết gắn liền với Vườn Lộc Uyển - Sarnath (Ảnh: sưu tầm)
Thuở xưa tại xứ Ba-la-nại, trong một khu rừng xinh đẹp, có hai đàn nai đang sinh sống, mỗi đàn có hơn năm trăm con và được dắt dẫn bởi một con nai đầu đàn mạnh khỏe và thông minh, lanh lợi. Bất hạnh thay, nhà vua của xứ này rất thích thịt nai và thường hay đi săn bắn. Một hôm vua cùng tùy tùng đến khu rừng này săn bắn, phát hiện khu rừng có rất nhiều nai sinh sống, nhà vua rất vui mừng ra sức đuổi bắt; nhưng đàn nai rất khôn ngoan, chúng chạy luồn lách giữa những cây rừng, nhà vua không làm sao đuổi bắn được. Trải qua mấy canh giờ ra sức đuổi theo bắn giết mệt nhọc mà không săn được con nai nào. Nhà vua rất bực mình sai quân lính bao vây cả khu rừng và dùng lửa để đốt chết hai đàn nai. Biết được hậu quả kinh khiếp sắp xảy ra cho cả giống nòi và khu rừng, hai con nai đầu đàn liền chạy ra khỏi khu rừng đi đến trước mặt nhà vua và xin nhà vua tha cho giống nòi của mình. Nhà vua thấy nai đầu đàn rất dũng mãnh và xinh đẹp thưa như thế liền bằng lòng ngay, ra lệnh cho quân lính rút khỏi khu rừng và quyết định không đốt khu rừng nữa. Cảm phục trước tấm lòng đại bi ấy của nai đầu đàn, nhà vua đã sai người thả nai đầu đàn về, đồng thời tự hứa từ nay sẽ không dùng thịt nai nữa và ra lệnh cho người bảo vệ khu vườn không cho bất kỳ ai đến khu rừng ấy quấy phá đàn nai nữa. Từ thuở đó cho đến ngày nay, khu rừng được mọi người gọi bằng cái tên thân thiện là Sarnath (vua của loài nai).
Xem thêm: Đại học phật giáo Nalanda Ấn Độ
Lịch sử Sarnath đã được biết đến từ rất xa xưa, thuở đức Phật Thích-ca còn là vị Bồ-tát hóa thân tu tập trong loài nai nơi khu rừng hoang dã. Sarnath còn được biết đến qua Kinh tạng, đó là nơi thiêng liêng mà chư Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều chọn nơi đây làm chiếc nôi của Phật giáo để khai sinh giáo pháp giác ngộ, cứu khổ độ sanh. Thánh tích Sarnath cũng được biết qua huyền thoại về 500 vị Phật nhập Niết-bàn giữa hư không bỏ lại xác thân tứ đại ở nơi này với bảo tháp tưởng niệm. Sarnath lại được biết sẽ là nơi thiêng liêng đón chào đức Phật Di Lặc chuyển pháp luân, thiết lập Long Hoa hội sau này, vì cũng chính tại thánh địa này, đức Phật Thích-ca đã thọ ký cho Ngài là sẽ thành Phật hiệu là Từ Thị Như Lai.
Vườn Lộc Uyển - Sarnath trải qua cả một quá trình lịch sử lâu dài (Ảnh: sưu tầm)
Không những thế, thánh tích Sarnath càng được nổi danh hơn vì vùng đất này tọa lạc trong một địa danh nổi tiếng nhất của Ấn Độ, đó là vương thành Benares, thành phố Varanasi nằm bên cạnh sông Hằng, dòng sông thiêng liêng và huyền bí nhất của người dân xứ Ấn. Thành phố Varanasi được mệnh danh là thành phố tâm linh, là Kinh đô ánh sáng, là trung tâm của tư tưởng và học thuật cao nhất của Ấn Độ. Hơn thế nữa, thành phố này cũng là trung tâm thương mại, mà nổi tiếng nhất là mặt hàng tơ lụa. Tơ lụa ở Banares nổi danh cả thế giới và đã hình thành con đường tơ lụa xuất khẩu tơ lụa đến mọi nơi trên thế giới từ mấy ngàn năm đến tận bây giờ. Khi hành hương chiêm bái các thánh tích của Phật giáo, một học giả gốc Việt, sinh sống tại Châu Âu có viếng thăm thành phố này và nhận xét rằng Varanasi phồn vinh tới ngày hôm nay, trải qua gần 5000 năm lịch sử, trong lúc nhiều thành phố cổ khác đã điêu tàn.
Thánh tích Sarnath đã từng có cả một thời kỳ hoàng kim (Ảnh: sưu tầm)
Như vậy, lịch sử của thánh tích Sarnath từ thời của đức Phật đến thế kỉ thứ VII AD, trải qua hơn một ngàn năm vẫn còn là một thánh tích thiêng liêng, một trung tâm tu học lớn của Phật giáo; là thánh địa trang nghiêm thanh tịnh cho hàng ngàn chư Tăng thúc liễm thân tâm tu tập giải thoát, là nơi quy ngưỡng của những bậc đế vương như Asoka, Kanishka,... là suối nguồn của giải thoát từ bi, tắm mát cho hàng vạn dân xứ Ấn. Thời kì này có thể gọi là thời hoàng kim của thánh tích Sarnath.
Xem thêm: Tháp Đại Giác Ấn Độ
Vườn Lộc Uyển cách trung tâm Varanasi khoảng 13km – cách đơn giản nhất đó là đặt chuyến bay từ New Delhi tới Varanasi, thời gian bay hết khoảng 1h30 phút là tới, sân bay Varanasi cách Vườn Lộc Uyển khoảng 25km. Có chuyến bay hàng ngày đi từ New Delhi tới Gaya với giá vé khoảng 1 triệu ~ 1.2triệu/ chặng, bay với hãng Vistara, IndiGo, GoFast. Bạn chỉ cần đặt vé trước rồi ra sân bay ở New Delhi có thể đi taxi hoặc đi metro để tới sân bay.
(Ảnh: sưu tầm)
Nếu đi máy bay thì quá tiện, không cần phải hướng dẫn nhiều làm gì, ngoài cách đi máy bay bạn có thể đi tàu hoặc đi xe ô tô đường dài vận chuyển hành khách để trải nghiệm du lịch hành hương Ấn Độ và chi phí di chuyển cũng rẻ hơn rất nhiều. Đổi lại thời gian ngồi tàu, ngồi xe sẽ lâu hơn và mệt mỏi hơn đi máy bay.
Xem thêm: Thành Vương Xá Ấn Độ
Đây là cách an toàn, giá rẻ, rất thích hợp để trải nghiệm cách đi tàu ở Ấn Độ. Thời gian tàu chạy nhanh thông thường thì hết 10 -12 tiếng, nếu đi tàu Express có thể chỉ hết 8 tiếng cho quãng đường từ New Delhi tới trung tâm Varanasi. Ga trung tâm ở đây là Varanasi Junction, bạn xuống ga tàu rồi đi về khách sạn tại trung tâm Varanasi hoặc về thẳng Sarnath ở ngoại ô thành phố cách ga tàu bạn xuống khoảng 9 km.
(Ảnh: sưu tầm)
Nếu bạn đặt vé tàu sớm thì có các vé hạng rẻ chỉ khoảng 170k cho hạng Sleeper - có thể nằm, nếu đặt sát ngày thì hết vé, hoặc hết vé giá rẻ, còn ít vé hạng cao hơn khoảng 500k, 700k, hoặc 1 triệu. Nếu có kế hoặc đi thì bạn nên đặt trước vài tuần cho chắc. Cách đặt vé cũng đơn giản thôi: Chọn chuyến, ngày giờ, điền thông tin cá nhân và thanh toán bằng thẻ thanh toán quốc tế Visa hoặc Master.
Sau khi mua vé bạn sẽ có thông tin về giờ chạy, tên chuyến tàu, số hiệu chuyến, ga lên, ga xuống, bạn check vé để lên xuống cho đúng chuyến và địa điểm. Mã PNR là mã đặt chỗ và bạn có thể theo dõi trên ứng dụng Ixigo để cập nhật thông tin chuyến tàu, ghế ngồi.
Xem thêm: Vườn Lâm Tỳ Ni
Bảo tháp Dhamek hay còn được đánh vần là Dhamekh và Dhamekha là một trong những bảo tháp Phật giáo và nổi tiếng nhất nằm ở Sarnath gần Varanasi ở Uttar Pradesh, Ấn Độ. Được xây dựng lần đầu vào năm 249 trước Công nguyên dưới thời trị vì của vua Ashoka của Vương triều Maurya, công trình kiến trúc đồ sộ và nổi bật này đã trải qua nhiều lần mở rộng và bổ sung theo thời gian. Bảo tháp Dhamek hình trụ vững chắc làm bằng gạch đỏ và đá ở vị trí hiện nay có chiều cao 43.6 m với đường kính 28 m. Ý nghĩa của địa điểm linh thiêng này là nó đánh dấu nơi Đức Phật đã thuyết giảng bài pháp đầu tiên cho năm đệ tử của Ngài sau khi đạt được giác ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng. Những người hành hương Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới đến thăm Sarnath để đi vòng quanh Bảo tháp linh thiêng và chiêm bái Đức Phật.
(Ảnh: sưu tầm)
Bảo tháp đồ sộ này có hình trụ, được xây bằng gạch và đá đỏ với phần dưới được ốp hoàn toàn bằng đá chạm khắc thẩm mỹ. Có lẽ phần đế của Bảo tháp có từ thời Ashokan. Đá sa thạch veneering bao bọc cấu trúc cho đến chiều cao 11,2 m và các hốc hướng ra 8 hướng mà có thể hình ảnh được lưu giữ trước đó hiện diện. Đá đối mặt dưới các hốc được trang trí bằng các chạm khắc hoa văn tinh xảo thể hiện trình độ thủ công cao trên đá trong thời kỳ Vương triều Gupta.Chữ viết được khắc trên tường của Bảo tháp cùng với các thiết kế hoa và hình học được điêu khắc lộng lẫy và các bức tượng nhỏ về chim và người.
Xem thêm: Linh Thứu Sơn - Ấn Độ
(Ảnh: sưu tầm)
Đài Ashoka là một Bảo tháp Phật giáo nằm ở bang Bihar, Ấn Độ và là nơi linh thiêng nhất của Phật giáo. Bảo tháp cao 52m, bốn mặt được chạm trổ rất tinh xảo. Ngày nay, Ashoka lưu giữ một cây bồ đề có nguồn gốc từ cây bồ đề linh thiêng – nơi đức Phật đạt được sự giác ngộ. Ban đầu Ashoka vốn là một tu viện và một đền thờ được vua Ashoka cho xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, khoảng 200 năm sau khi đức Phật giác ngộ. Tuy nhiên, cấu trúc hiện tại của ngôi bảo tháp có từ thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6. Năm 2002, UNESCO công nhận Đại Giác Ngộ tự là Di sản Thế giới.
Xem thêm: Tứ Động Tâm Phật Giáo
(Ảnh: sưu tầm)
Viện bảo tàng Sarnath Archeological nổi tiếng với đầu sư tử của vua A Dục, kỳ diệu còn tồn tại với 45 feet cao từ mặt đất đã trở thành tượng trưng quốc gia của Ấn Độ và là biểu tượng trên lá cờ của người Ấn Độ. Viện bảo tàng cũng nổi tiếng về tôn tượng Đức Phật Chuyển Pháp (Dharmachakra-posture.)
Xem thêm: Đất Phật Ấn Độ
Sau khi chứng đắc Vô thượng Bồ-đề tại Bồ-đề-đạo-tràng, đức Thế Tôn đã lên đường thẳng đến Sarnath để chuyển vận bánh xe pháp, hóa độ năm anh em Kiều-trần-như. Tại địa điểm thiêng liêng, nơi đức Thế Tôn gặp lại năm anh em Kiều-trần-như có một ngôi bảo tháp hình bát giác tên là Chaukhandi.
(Ảnh: sưu tầm)
Tháp Chaukhandi được xây dựng vào thời đại của vương triều Gupta (thế kỷ thứ IV đến thế kỉ thứ VI sau Tây lịch). Tháp được xây để tưởng niệm nơi năm anh em Kiều-trần-như đã nghênh đón đức Thế Tôn. Trong các loại kiến trúc về hình dạng của các bảo tháp xưa nay, có lẽ tháp Chaukhandi có hình dạng đặc thù nhất. Tháp có hình bát giác lại được xây trên một khu đồi rất cao, xung quanh khu đồi được xây bằng gạch. Ngày xưa, ngôi bảo tháp có thể có hình dạng khác bây giờ. Theo sự biến thiên của thời gian, cũng như trải qua những cuộc chiến tàn khốc của quân Hồi,... ngôi bảo tháp đã bị đổ nát và tàn phá.
Khoảng năm 900 trước công nguyên, những người dòng Arya của Ấn Độ đến Varanasi, biến nơi đây thành một kinh đô hùng mạnh về thương mại cũng như tư tưởng học thuật. Varanasi phồn vinh tới ngày hôm nay, trải qua gần 5000 năm lịch sử, trong lúc nhiều thành phố cổ khác đã điêu tàn. Vườn Lộc Uyển - Sarnath vẫn tồn tại và có giá trị to lớn đối với Phật giáo cho đến ngày nay. Còn chần chừ gì nữa mà không tham khảo ngay tour du lịch Ấn Độ hành hương để khám phá một trong “tứ động tâm” nổi tiếng này.
Tham khảo ngay tour du lịch hấp dẫn của PYS Travel:
Tour Ấn Độ - Nepal Hành hương 7 ngày 7 đêm từ Hà Nội
Tour Ấn Độ - Nepal: Hành hương về Tứ Động Tâm 7 ngày 7 đêm từ TP.HCM
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn