Cố cung Bắc Kinh (Tử Cấm Thành Bắc Kinh) tiếng Anh là The Forbidden City trước kia là cung điện của bao vua chúa, phi tần, quý tộc Trung Hoa. Còn ngày nay, đây là một trong những điểm tham quan chính khi đi du lịch Trung Quốc. Hãy cùng PYS Travel tìm hiểu thông tin về cung điện lớn nhất thế giới này.
Tại trung tâm Bắc Kinh, có một quần thể kiến trúc mái vàng rực rỡ, trang nghiêm huyền bí - đó là Tử Cấm Thành, tức Cố Cung. Cố Cung Bắc Kinh là viên ngọc sáng ngời trong các kiến trúc cung đình của Trung Quốc. Tham gia tour Tử Cấm Thành Bắc Kinh để khám phá cụm kiến trúc kết cấu bằng gỗ có quy mô lớn nhất và nguyên vẹn nhất trên thế giới hiện nay.
Tử Cấm Thành ngày nay còn được gọi là Cố Cung ((故宮), tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố Bắc Kinh. Các cung điện trong Tử Cấm thành được khởi công vào năm thứ 4 đời vua Vĩnh Lạc (tức là năm 1406) - vị hoàng đế kiệt xuất của triều Minh- vua Chu Đệ, và là một trong những vị vua lỗi lạc của Trung Quốc, cuối cùng hoàn thành sau 14 năm (tức là năm 1420)
Kinh Thành lớn nhất thế giới có 25 đời vua sống (Ảnh: sưu tầm)
Tử Cấm Thành là một trong bốn tứ đại hoàng cung được xây dựng ở Bắc Kinh. Công trình đầu tiên được xây dựng vào thời nhà Tấn (1115-1234), công trình thứ hai vào thời nhà Nguyên (1271-1368) và Tử Cấm Thành được xây dựng vào thời nhà Minh (1368-1644).
Nơi tồn tại những bí ẩn trong lòng Bắc Kinh hoa lệ (Ảnh: sưu tầm)
Trong suốt 503 năm này, có tổng cộng 25 vị hoàng đế sống trong Cố cung, 14 vị hoàng đế của nhà Minh (Vĩnh Lạc, Hồng Hy, Tuyên Đức, Chính Thống, Cảnh Thái, Thành Hóa, Hoàng Trị, Chính Đức, Gia Tĩnh, Long Khánh, Vạn Lịch, Thái Xương, Thiên Khải, Sùng Trinh); Mười vị hoàng đế của nhà Thanh (Thuận Chi, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống). Tổng cộng có 24 vị hoàng đế. Vậy tại sao lại nói có 25 người? Trên thực tế, vào cuối triều đại nhà Minh và đầu triều đại nhà Thanh, có một vị hoàng đế khác là Lý Sấm Vương, Lý Tự Thành.
(Ảnh: sưu tầm)
Vào tháng giêng năm 1644, Lý Tự Thành, người từng xưng đế ở Tây An, đã đánh chiếm Bắc Kinh và chuyển vào Cố cung, trong thời kỳ này, ông là Đại Thuận Vĩnh Xương hoàng đế và cai trị Bắc Kinh trong một tháng mười một ngày. Trên phương diện chính trị, ông được nhiều tỉnh ở Trung Quốc đại lục công nhận là hoàng đế. Tháng 4 cùng năm, ông từ bỏ Bắc Kinh và rút về Tây An. Vào ngày 29 tháng 11 năm 1924, hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh, Phổ Nghi, đã bị đuổi khỏi cung bởi Phùng Ngọc Tường, và Cố cung ở Bắc Kinh chính thức trở thành Bảo tàng Quốc gia
>>Xem thêm: Các cung ở Tử Cấm Thành và những sự thật có thể bạn chưa biết
https://pystravel.vn/tin/4911-cac-cung-o-tu-cam-thanh-va-nhung-su-that-co-the-ban-chua-biet.html
>> Sơ đồ Tử Cấm Thành và những điểm đến chính khi tham quan
https://pystravel.vn/tin/5111-so-do-tu-cam-thanh.html
Cố Cung được xây dựng theo trật tự lễ giáo, quy phạm chính trị và tinh thần luân lý của các vương triều phong kiến Trung Quốc. Bố cục chỉnh thể cũng như quy mô, hình dáng, màu sắc trang trí và trưng bày của Cố Cung đều thể hiện quyền vua tối cao và đẳng cấp nghiêm ngặt. Ba ngôi điện lớn trong Cố Cung thu hút sự chú ý của mọi người nhất. Đó là điện Thái Hoà, điện Trung Hòa và điện Bảo Hoà, là những ngôi điện chính của các nhà vua thi hành quyền lực thống trị và tổ chức các nghi lễ long trọng.
Quần thể Tử Cấm thành rộng lớn khi nhìn từ trên cao (Ảnh: sưu tầm)
Quy mô to lớn, phong cách đẹp mắt, kiến trúc hoành tráng, bày biện sang trọng của Cố Cung đều thuộc loại hiếm có trên thế giới. Diện tích Cố Cung hơn 20.000 m2, chiều dài nam - bắc gần 1.000 m, chiều đông - tây rộng 800 m, xung quanh có tường thành cao hơn 10 mét bao bọc, bên ngoài bức tường có sông hộ thành rộng hơn 50 mét.
(Ảnh: sưu tầm)
- Kiến trúc đối xứng Nam – Bắc: Đại diện cho quyền lực tối cao của Hoàng đế - trung tâm của quốc gia, tất cả cổng và các sảnh quan trọng của Tử Cấm Thành được bố trí đối xứng trên một trục trung tâm dọc từ hướng Bắc xuống Nam.
- Màu sắc hoàng gia: Đỏ và vàng - 2 màu chủ đạo ở Tử Cấm Thành. Trong triều đại nhà Minh và Thanh, màu vàng là biểu tượng quyền lực tối cao và chỉ được sử dụng bởi hoàng tộc còn màu đỏ là màu của may mắn và hạnh phúc. Bởi vậy, vàng và đỏ là màu sắc chủ đạo ở Tử Cấm Thành.
Kiến trúc đặc trưng độc đáo của Trung Hoa xưa (Ảnh: sưu tầm)
Các bức tường, cột trụ, cửa ra vào hầu hết được sơn màu đỏ và mái đều lợp ngói tráng men màu vàng, tạo ra một bức tranh hài hòa, sống động.
>> 9 điều thú vị về kiến trúc Tử Cấm Thành
https://pystravel.vn/tin/4908-9-dieu-thu-vi-ve-kien-truc-tu-cam-thanh.html
Các cung điện trong Cố Cung đồ sộ, lầu các trùng điệp, truyền rằng tổng cộng có 9.999 gian. Người thời xưa cho rằng, nhà ở của Thiên Đế, tức vua trời trên tiên cung, có 10 nghìn gian, nhà vua là con của Thiên hoàng, phải hạn chế bản thân, không được vượt quá Thiên đế, cho nên số lượng các gian nhà trong Cố Cung ít hơn Thiên cung nửa gian. Cụm kiến trúc Cố Cung đồ sộ, đã tập trung kết tinh trí tuệ vượt bậc của nhân dân lao động Trung Quốc. Lớn là kết cấu của cả cụm kiến trúc, nhỏ là mỗi thứ trang trí các loại trên mái nhà, cửa ra vào, tường vách đều giàu trí tưởng tượng kỳ diệu. Nền móng bằng đá trắng của điện Thái Hoà đã khiến ngôi điện này trở nên càng đồ sộ và hoành tráng.
Trang trí bên trong Điện Thái Hòa (Ảnh: sưu tầm)
Vì là Hoàng cung nên Cố Cung còn lưu trữ rất nhiều văn vật quý hiếm. Theo thống kê, có tới hơn hàng triệu văn vật còn lưu giữ, chiếm một phần sáu tổng số văn vật của cả Trung Quốc, trong đó có rất nhiều quốc báu có một không hai. Những năm 80 của thế kỷ trước, chính phủ Trung Quốc đã cho xây hơn 100 gian nhà kho ngầm, phần lớn văn vật được cất giữ ở bên dưới “địa cung” này.
(Ảnh: sưu tầm)
Cụm kiến trúc Cố Cung đồ sộ hoành tráng đã trở thành biểu tượng của nền văn hóa Trung Quốc. Các nhà kiến trúc trong và ngoài nước công nhận rằng, ̣ thiết kế và kiến trúc của Cố Cung Bắc Kinh là một kiệt tác không gì sánh nổi, nó là tiêu chí của truyền thống văn hóa lâu đời Trung Quốc, thể hiện thành tựu xuất sắc về kiến trúc của những người thợ Trung Quốc cách đây hơn 500 năm.
Kiến trúc bí ẩn nơi đây (Ảnh: sưu tầm)
Cố Cung đã trải qua hơn 580 năm kể từ khi xây, phần lớn kiến trúc trong Cố Cung đã cũ. Những năm gần đây, các du khách đến thăm quan Cố Cung ngày một đông, lưu lượng du khách hằng năm gần 10 triệu lượt người. Để giữ gìn Cố Cung được tốt hơn, từ năm 2003, chính phủ Trung Quốc bắt đầu cho trùng tu từng phần cho đến toàn diện Cố Cung. Công trình trùng tu này sẽ được tiến hành liên tục trong 20 năm.
>> 4 sự thật về lịch sử Tử Cấm Thành khiến cả thế giới phải sửng sốt
https://pystravel.vn/tin/5092-lich-su-tu-cam-thanh.html
Cố Cung là cụm kiến trúc bằng gỗ, thợ kiến trúc các đời vua đã vắt óc cho phương pháp phòng hỏa hoạn. Trong Cố Cung có bốn dãy nhà bên trong bằng đá, bên ngoài trông như nhà cửa, nhưng toàn bộ bên trong đều do những phiến đá tạo thành, đây là tường phòng hỏa do các kiến trúc sư dày công thiết kế.
Du khách thích thú khi tham quan các cung tại Cố Cung (Ảnh: sưu tầm)
Trong các khuôn viên của Cố Cung, tổng cộng đặt 308 chiếc vạc lớn, bên trong vạc quanh năm đều chứa đầy nước dùng để phòng hỏa. Đến mùa đông, cho người đốt lửa ở dưới để giữ cho nước ấm không bị đóng băng. Cố Cung là cụm kiến trúc cung điện cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất và lớn nhất trên thế giới hiện nay. Theo sách sử ghi chép lại, trong thời gian xây dựng Cố Cung, triều Minh từng huy động hàng trăm nghìn thợ các loại và hàng triệu phu xây dựng, nguyên vật liệu chở từ khắp các nơi trong cả nước đến, kể cả từ tỉnh Vân Nam cách Bắc Kinh hằng mấy nghìn km.
>> Du lịch Tử Cấm Thành: Cẩm nang từ A đến Z
https://pystravel.vn/tin/4915-du-lich-tu-cam-thanh-cam-nang-tu-a-den-z.html
Các công trình trong Cố cung ở Bắc Kinh được chia làm hai khu vực chính: ngoại triều và nội đình: ngoại triều lấy ba điện lớn làm trung tâm là điện Thượng, điện Trung Hoà và điện Bảo Hòa, là nơi triều đình tổ chức các nghi lễ lớn. Trung tâm nội đình Kiền Thanh cung, Giao Thái điện và Khôn Trữ cung, đây là những cung điện chính nơi hoàng đế và hoàng hậu sinh sống.
Một góc của Cố cung thơ mông bên hồ (Ảnh: sưu tầm)
>> Những điều nổi bật về lịch sử Tử Cấm Thành
https://pystravel.vn/tin/4910-nhung-dieu-noi-bat-ve-lich-su-tu-cam-thanh.html
Hay còn gọi là Tiền Triều, nằm ở phía Nam, là nơi diễn ra các nghi lễ, lễ tế quan trọng, tổ chức các lễ thi cử… Khu vực này có điện Thái Hòa nằm ở trung tâm, phía sau là điện Bảo Hòa. 2 bên Đông – Tây là điện Văn Hoa – nơi lưu trữ thư pháp, sách vở của Hoàng đế và điện Võ Anh – nơi Hoàng đế gặp các quan đại thần và thiết triều.
Sông Kim Thủy chảy đến điện Thái Hòa (Ảnh- @nero_h)
Đi vào từ Ngọ môn, sẽ thấy một con sông (Kim Thủy) được bắc qua bởi năm cây cầu, dẫn đến Thái Hòa môn, đằng sau là một quảng trường lớn. Phía cuối quảng trường là bậc thang làm bằng đá cẩm thạch trắng, dẫn vào Tam Đại điện là Thái Hòa điện, Trung Hòa điện và Bảo Hòa điện.
Điện Thái Hoà là kiến trúc tráng lệ nhất trong Cố Cung. Thái Hòa điện ban đầu có tên là Phụng Thiên điện là điện lớn nhất, cao 30 m so với quảng trường xung quanh, là nơi diễn ra các nghi thức và lễ tế quan trọng. Trên quảng trường hướng nam rộng 30.000 m2, điện Thái Hoà được xây trên các bậc thang màu trắng cao 8 m, chiều cao của điện gần 40 m, là kiến trúc cao nhất trong Cố Cung. Trong nền văn hóa Trung Quốc, rồng tiêu biểu cho quyền vua, nhà vua được coi là “chân long thiên tử”, các vật trang trí trong điện Thái Hoà đều sử dụng nhiều hình tượng của rồng, phía trên bên dưới có tới gần 13 nghìn hình tượng con rồng.
Điện Thái Hòa là nơi diễn ra các dịp lễ quan trọng (Ảnh: sưu tầm)
Trung Hòa Điện ban đầu có tên là Hoa Cái điện nhỏ hơn, là nơi Hoàng đế chuẩn bị và nghỉ ngơi trong các buổi lễ. Phía sau là Bảo Hòa điện ban đầu có tên là Cẩn Thân điện, để tập dượt chuẩn bị cho các nghi lễ, và cũng là nơi tổ chức vòng thi cuối cùng của kỳ thi khoa cử. Cả ba điện đều có ngai vàng, và cái lớn nhất được đặt ở Thái Hòa điện.
(Ảnh: sưu tầm)
Phía Tây Nam và Đông Nam của Tiền triều là Võ Anh điện và Văn Hoa điện. Võ Anh điện là nơi Hoàng đế gặp các quan đại thần và thiết triều, còn Văn Hoa điện là nơi lưu trữ thư pháp của Hoàng đế. Phía Đông Bắc là Nam tam sở, là nơi ở của Hoàng thái tử.
>> Tử Cấm Thành tiếng Anh là gì? Những sự thật kỳ bí về Tử Cấm Thành
https://pystravel.vn/tin/5422-tu-cam-thanh-tieng-anh.html
Hay gọi là Hậu Cung như những phim cổ trang Trung Quốc thường nhắc đến. Đây là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất. Vào thời nhà Thanh, đây còn là nơi ở và làm việc của Hoàng đế. Tiền triều chỉ sử dụng vào các nghi lễ quan trọng. Cung Càn Thanh, cung Khôn Ninh và điện Giao Thái là 3 cung chính ở hậu cung được gọi là Hậu Tam Điện.
Hậu cung được phân cách với Tiền triều bởi một sân thuôn dài, là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất. Ở triều Thanh, Hoàng đế ở và làm việc chủ yếu ở Hậu cung, còn Tiền triều chỉ được sử dụng cho các lễ nghi quan trọng.
Một góc tại Hậu Cung buổi tối (Ảnh: sưu tầm)
Ở trung tâm của Hậu cung có ba cung lớn (Hậu tam cung): Càn Thanh cung, Giao Thái điện và Khôn Ninh cung. Hoàng đế, biểu thị cho Dương và Trời, ở Càn Thanh cung. Hoàng hậu, biểu thị cho Âm và Đất, ở Khôn Ninh cung. Giao Thái điện ở giữa hai cung, tượng trưng cho sự giao hòa Âm - Dương.
Đây là nơi giữ 25 loại ấn quan trọng của nhà Thanh cũng như các vật dụng dùng cho các nghi lễ. Từ thời Ung Chính, vua chuyển đến sống tại Dưỡng Tâm điện phía tây để tỏ lòng kính trọng với Khang Hi. Càn Thanh cung trở thành nơi thiết triều của Hoàng đế. Vì vậy, Hoàng hậu cũng rời khỏi cung Khôn Ninh.
Khôn Ninh cung- "tử địa" của các hoàng hậu (Ảnh: sưu tầm)
Đằng sau ba điện là một khu vườn khá nhỏ, tên là Ngự Hoa viên. Phía bắc của khu vườn là Thần Võ môn. Xung quanh điện Dưỡng Tâm là nơi làm việc của Bộ Quân Cơ (Quân Cơ Xứ) và các quan lại chủ chốt.
Mỗi bên Đông và Tây của cung Càn Thanh là sáu cung khác, gọi là Đông lục cung và Tây lục cung. Từ đời Ung Chính, Hoàng hậu sẽ chọn một trong mười hai cung này để ở. Đây còn là nơi ở của các phi tần và con cái của Hoàng đế. Ngoài Diên Hi môn, các công trình trên vào thời Đạo Quang đều bị hỏa hoạn thiêu rụi.
Càn Thành cung (Ảnh: sưu tầm)
Diên Hi cung nằm gần Thương Chấn Môn - cửa ra vào Tử Cấm Thành dành cho cung nữ, thái giám và hạ nhân nên khá ồn ào và phức tạp. Nơi này từng nhiều lần xảy ra hỏa hoạn: năm Đạo Quang thứ 12 (1832), cháy lớn ở phòng bếp phía nam đông điện, năm Đạo Quang thứ 25 (1845), Diên Hi cung xảy ra 1 trận đại hỏa hoạn, thiêu hủy toàn bộ chính điện, hậu điện cùng với đông tây phối điện, tổng cộng 25 gian, cháy gần đến cửa cung. Sau khi trùng tu, đến năm Hàm Phong thứ 5 lại xảy ra hỏa hoạn. Năm Đồng Trị thứ 11 (1872), từng có đề nghị phục kiến Diên Hi cung nhưng chưa thực hiện được.Linh Chiểu hiên (Thủy Tinh cung)
>>Xem thêm: Những cách di chuyển khi du lịch Bắc Kinh - Thượng Hải
https://pystravel.vn/tin/5024-du-lich-bac-kinh-thuong-hai.html
>> Kinh nghiệm du lịch Bắc Kinh - Thượng Hải không thể bỏ qua
https://pystravel.vn/tin/5194-bac-kinh-thuong-hai.html
>> Tiếng Bắc Kinh và những điều thú vị đang chờ bạn
https://pystravel.vn/tin/5217-bac-kinh-tieng-anh.html
Tử Cấm Thành ngày nay là viện bảo tàng khổng lồ với hàng ngàn bộ sưu tập hoàng gia quý giá và một số lượng lớn các tài liệu lưu trữ về kỹ thuật cổ đại, bao gồm các bản ghi, bản vẽ và mô hình văn hóa Trung Hoa.
Áo giáp sắt được trưng bày trong bảo tàng ( Ảnh- @wilsonsihan)
Cố đô ở Bắc Kinh được biết đến là nơi đứng đầu trong 5 cung điện lớn của thế giới (Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Versailles ở Pháp, Cung điện Buckingham ở Vương quốc Anh, Nhà Trắng ở Hoa Kỳ và Điện Kremlin ở Nga), là điểm thu hút khách du lịch cấp AAAAA quốc gia. Nơi đây đã được liệt kê là di sản văn hóa thế giới vào năm 1987.
Tranh trưng bày trong bảo tàng (Ảnh: sưu tầm)
Tử Cấm Thành Bắc Kinh được coi là báu vật lịch sử vô giá, nơi đây được coi là công trình lịch sử chứng kiến thời địa hoàng kim nhất của Trung Quốc thời phong kiến. Không chỉ mang giá trị lịch sử mà nó còn có giá trị to lớn về mặt văn hóa đối với nhân dân Trung Hoa, nơi đây được coi là kiệt tác nghệ thuật kiên trúc Trung Hoa với những nét chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ. Nếu có dịp đi du lịch Bắc Kinh du khách đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá Cố Cung Bắc Kinh hoa lệ và huyền bí này nhé!
Tham khảo ngay chùm tour du lịch Trung Quốc đang HOT của PYS Travel:
Cùng PYS Travel khám phá Bắc Kinh qua tour:
Tour Trung Quốc: Bắc Kinh - Vạn Lý Trường Thành - Tử Cấm Thành từ Hà Nội
Tour Trung Quốc: Bắc Kinh - Tô Châu - Hàng Châu - Thượng Hải 7 ngày 6 đêm từ Hà Nội
Tour Trung Quốc: Bắc Kinh - Vạn Lý Trường Thành 4 ngày 3 đêm từ TP.HCM
Bản Quyền Hình Ảnh:
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn