Lễ hội ánh sáng Diwali Ấn Độ lung linh sắc màu

04/10/2024

Lễ hội ánh sáng Diwali, còn được gọi là Deepavali, là một trong những lễ hội quan trọng và phổ biến nhất tại Ấn Độ. Diwali thường kéo dài trong vòng năm ngày, tập trung vào việc sử dụng đèn và nến để tạo ra ánh sáng đón tiếp sự trở lại của vị thần Rama, theo truyền thuyết Hindu.

Khi đến với Ấn Độ bạn sẽ bị choán ngợp bởi những lễ hội độc đáo và đầy màu sắc mà nơi đấy họ tổ chức. Vào tháng 10, tháng 11 khi bạn đến với ấn độ bạn sẽ được tham gia vào những lễ hội như: Durga Puja - Sự kính trọng đối với Nữ thần Durga, Navaratri - Cuộc hành trình âm nhạc và vũ điệu, và đặc biệt ở đây là Lễ hội ánh sáng và sự thịnh vượng - Diwali mà du khách không thể bỏ qua. Hãy cùng theo chân PYS Travel khám phá nhé!

1. Giới thiệu lịch sử ra đời của lễ hội Diwali

Diwali, còn được gọi là Lễ hội Ánh sáng, là một trong những sự kiện quan trọng và phô trương nhất trong nền văn hóa Ấn Độ. Diễn ra vào tháng 10 hàng năm, Diwali không chỉ là một lễ hội tôn thờ, mà còn thể hiện sự kết hợp tinh tế giữa tôn giáo và văn hóa, sự hào hứng của con người và sự rạng ngời của ánh sáng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về Lễ hội Ánh sáng Diwali, nguồn gốc, ý nghĩa tôn giáo và văn hóa, cùng với các hoạt động truyền thống và cách mà lễ hội này đã trở thành một tượng điểm văn hóa độc đáo trong tâm trí mọi người.

Lễ hội ánh sáng Diwali có nghĩa đen là "một chuỗi những tia sáng", kéo dài năm ngày và là lễ hội lớn nhất ở Ấn Độ, nhằm tôn vinh chiến thắng của cái thiện trước cái ác và bóng tối. 

 Hình tượng vua Rama và hoàng hậu Sita
Hình tượng vua Rama và hoàng hậu Sita được người dân Ấn Độ truyền vẽ. 

Theo kinh Vệ Đà, Ấn Độ này từng là vương quốc Ayodhya. Nàng Sita, vợ của vua Rama, đã bị quỷ vương Ravan bắt cóc. Rama đã cùng thần khỉ Hanuman đánh bại quỷ vương Ravan và giải cứu Sita khỏi nanh vuốt tà ác của quỷ. Khi đôi uyên ương trở về vương quốc, người dân đã cùng tồ chức lễ hội Diwali để chào đón và xua đuổi vận đen. Do đó, việc châm ngọn đèn và nến trở thành biểu tượng chính của Diwali. Ngày Diwali thường rơi vào tháng 10 hoặc tháng 11 theo lịch Hindu, dựa vào vị trí của mặt trăng.

Những hoạt động trong Diwali bao gồm việc làm sạch và trang trí ngôi nhà, trao đổi quà tặng và thực hiện lễ cúng tôn thờ các vị thần. Bữa tiệc ngon miệng với các món ăn truyền thống cũng là một phần không thể thiếu của lễ hội này. Người dân mặc những bộ trang phục rực rỡ và tham gia vào các hoạt động vui chơi, âm nhạc và múa lân để đón mừng Diwali.

2. Thời gian diễn ra lễ hội 

Lễ hội Diwali được tổ chức dựa trên lịch âm của Ấn Độ giáo và diễn ra vào khoảng tháng 10 hoặc tháng 11 dương lịch, tùy thuộc vào chu kỳ của mặt trăng. Năm 2019, lễ hội Diwali sẽ bắt đầu vào ngày 25 tháng 10 và kết thúc vào ngày 29 tháng 10. Lễ kỷ niệm chính diễn ra vào thứ ba, ngày 27 tháng 10. Lễ hội Diwali sẽ được tổ chức sớm một ngày ở miền Nam Ấn Độ, tức vào ngày 26 tháng 10. Lễ hội Diwali của người Ấn hệt được xem như dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam. 

Năm 2023 lễ hội sẽ diễn ra vào Chủ Nhật, 12 tháng 11.

Lễ hội ánh sáng Diwali
Những ngọn nến sẽ được thắp sáng xuyên suốt lễ hội Diwali.(Ảnh: Sưu tầm)

Đây cũng là lễ hội hoành tráng nhất trên đất nước tỷ dân này, và được trong chờ nhất mỗi năm. Diwali cũng được tổ chức trên mọi miền trên đất nước Ấn Độ, trừ vùng Kerala - nơi họ tự cho rằng mình là một vương quốc tự trị và không cần phải đi theo lễ hội Diwali này như những nơi khác.

3. Ý nghĩa tôn giáo

Lễ hội này là dịp để mọi người tạo ra những bức tranh ánh sáng tuyệt đẹp trên khắp nơi. Đèn lồng, nến và ngọn đèn tượng trưng cho sự chiếu sáng và thắp lửa trong tâm hồn của con người để đánh bại bóng tối và ác quỷ. Lễ hội Diwali cũng là thời điểm để tham gia vào các nghi lễ tôn vinh các vị thần và cầu nguyện cho sự thịnh vượng và hạnh phúc.

Diwali không chỉ là lễ hội tôn vinh tôn giáo mà còn là dịp để gia đình và bạn bè sum họp, trao quà và thưởng thức các món ăn ngon. Đặc biệt, mùa này cũng là thời điểm mua sắm và trang hoàng nhà cửa với sự rạng ngời của đèn lồng và hoa.

Lễ hội ánh sáng Diwali
(Ảnh: Sưu tầm)

Tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong Diwali, khi mà các tín đồ Hindu tôn vinh nữ thần Lakshmi, thần bảo vệ của sự thịnh vượng và tài chính. Trong một số khu vực, Diwali cũng được coi là ngày ông Rama trở về Ayodhya sau 14 năm lưu đày và chiến thắng quỷ Ravana. Đó là lý do tại sao người dân sẽ trang trí nhà cửa và con đường bằng các ngọn đèn và nến để chào đón ông Rama và Nữ thần Lakshmi.

Tour Hành hương Ấn Độ của PYS Travel

Tour hành hương Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour hành hương Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM

4. Các hoạt động truyền thống

Lễ hội Diwali diễn ra trong suốt 5 ngày, mỗi ngày lại mang một ý nghĩa khác nhau.

Các hoạt động diễn ra
(Ảnh: Sưu tầm)

Ngày đầu tiên là ngày tôn vinh sự giàu có:  Họ sẽ mua vàng, dụng cụ nhà bếp mới, dọn dẹp bếp núc sạch sẽ và trang trí nhà cửa của mình bằng cách sơn lại, làm sạch và trang trí với hoa và tranh ảnh chào đón Nữ thần Lakshmi - nữ thần thịnh vượng, họ sẽ cùng nhau chơi bài, đánh bạc trong ngày này. 

Hình nộm quỷ
Hình nộm quỷ (Ảnh: Sưu tầm)

Ngày thứ hai là ngày tưởng nhớ thần Krishna và Nữ thần Kali: 2 người tiêu diệt ác quỷ Narakasura, giải thoát 16.000 công chúa. Đồng thời những hình nộm quỷ cũng được đốt trong suốt ngày thứ 2 lễ hội như một nghi lễ đặc biệt.

đèn diyas
Những ngọn đèn diyas được thắp sáng trong lễ hội Diwali(Ảnh: Sưu tầm)

Ngày thứ 3 chính là ngày lễ chính: Việc châm đèn và nến trở thành truyền thống quan trọng trong Diwali . Với hàng ngàn đèn đất sét, nến được thắp sáng khắp nhà, những tràng pháo hoa cũng được bắn lên trời rực sáng, mang lại cho Diwali biệt danh Lễ hội ánh sáng lung linh nhất Ấn Độ. Các gia đình quây quần cùng biểu diễn Lakshmi Puja, tặng nhau những món quà và đồ ngọt

Pháo hoa trên nền trời Ấn Độ
Pháo hoa trên nền trời Ấn Độ( Ảnh: Sưu tầm)

Ngày thứ 4 thương nhân mở tài khoản cho năm mới và cầu nguyện: Người dân vinh danh chiến thắng của thần Vishnu trước vua quỷ Bali. 

Đèn trời
Đèn trời được thả trong ngày lễ hội Bali Pratipada(Ảnh: Sưu tầm)

Ngày cuối cùng hay còn gọi là Bhai Duj: Ngày nhắc nhở về tình cảm trong gia đình, gắn kết tình thân.

4. Diễn đàn văn hóa

Diwali không chỉ là một lễ hội tôn thờ mà còn trở thành một diễn đàn văn hóa quan trọng. Những buổi biểu diễn âm nhạc, nhạc hội, vũ điệu và triển lãm nghệ thuật truyền thống được tổ chức trong suốt thời gian lễ hội.

5. Lưu ý khi tham gia lễ hội

Tham gia Lễ hội Ánh sáng Diwali là một trải nghiệm tuyệt vời để tìm hiểu về văn hóa và truyền thống Ấn Độ. Tuy nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần lưu ý để đảm bảo bạn tham gia một cách tôn trọng và an toàn. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi tham gia Lễ hội Ánh sáng Diwali

5.1. Tôn trọng văn hóa và tín ngưỡng

Lễ hội Diwali mang trong mình ý nghĩa tôn giáo và văn hóa sâu sắc. Khi tham gia, hãy tôn trọng các quy tắc, tập tục và niềm tin của người dân địa phương. Không chỉ là việc thể hiện tôn trọng, mà còn giúp bạn tận hưởng trải nghiệm chân thành hơn.

5.2. Ánh sáng và an toàn

Diwali nổi tiếng với ngọn đèn và nến được châm sáng. Khi tham gia châm đèn, đảm bảo bạn tuân thủ các quy định an toàn. Tránh châm đèn gần các vật dễ cháy, giữ khoảng cách an toàn và tắt chúng khi bạn không ở gần. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho bạn và mọi người xung quanh.

5.3. Trang phục truyền thống

Mặc trang phục truyền thống là một cách tốt để thể hiện sự tôn trọng và tham gia vào tinh thần lễ hội. Tùy theo vùng và tôn ngữ, trang phục có thể khác nhau. Tìm hiểu trước để biết cách mặc phù hợp và tôn trọng văn hóa.

Trang phục truyền thống
Chào đón lễ hội ánh sáng Diwali (Ảnh: Sưu tầm)

Và nếu bạn đến thăm Ấn Độ vào khoảng thời gian của lễ hội ánh sáng Diwali, hãy lưu ý rằng đây là thời gian du lịch cao điểm của người Ấn Độ, không chỉ trong thời gian lễ hội kéo dài đến một vài tuần sau đó. Tàu hỏa sẽ chật kín chỗ và các điểm đến phổ biến sẽ rất đông. Hãy đặt các loại vé máy bay, vé tàu trước nếu có thể và luôn bảo quản hành lý cẩn thận khi hòa mình vào đám đông của lễ hội. 

Ấn Độ là một quốc nổi tiếng với sự đa dạng về văn hóa và truyền thống. Mỗi lễ hội đều mang đến một ý nghĩa riêng, độc đáo và thu hút đối với nhiều người. Qua những chia sẻ trên của PYS Travel, hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm những hiểu biết mới mẻ về các lễ hội Ấn Độ!

Tour Tam giác vàng Ấn Độ

Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM

Tour Kashmir Ấn Độ

Tour Kashmir Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Kashmir Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM

Tour hành hương Ấn Độ - Nepal

Tour Ấn Độ - Nepal Hành hương 7 ngày 7 đêm từ Hà Nội

Tour Ấn Độ - Nepal: Hành hương về Tứ Động Tâm 7 ngày 7 đêm từ TP.HCM

Bản Quyền Hình Ảnh:

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh

 

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn