Tìm hiểu lịch Nhật Bản và những ngày lễ của người Nhật

12:59 08/10/2024


Tìm hiểu lịch Nhật Bản và những ngày lễ của người Nhật

Ngoài việc sử dụng lịch quốc tế thì Nhật Bản cũng có những cách tính lịch riêng biệt của mình và lịch này được sử dụng rất phổ biến tại đây, gắn liền với đời sống của mọi người sinh sống tại Nhật Bản.

1. Giới thiệu về lịch Nhật Bản

Ở các quốc gia phương Đông thường sẽ có những lịch riêng cho mình và tuân theo một quy tắc nhất định, có ý nghĩa theo từng văn hóa của vùng đó. Đây là một nét đặc trưng và được nhiều người sử dụng cho đến ngày nay bên cạnh lịch quốc tế.


Lịch Nhật Bản (Ảnh: sưu tầm)

Tại Nhật Bản cũng có một loại lịch riêng cho mình, lịch của người Nhật cũng có cách tính đếm riêng theo từng năm và từng niên hiệu khác biệt so với quy ước tính lịch của quốc tế. Đối với những người sinh sống và làm việc tại Nhật đều phải nắm rõ cách tính lịch này.


(Ảnh: sưu tầm)

Lịch Nhật Bản là một hệ thống đánh số các năm theo niên hiệu và số năm trị vì của Nhật Hoàng đương thời. Cách đánh số này được sử dụng rộng rãi kể các các loại giấy tờ ở Nhật Bản và được người dân áp dụng vào cách tính lịch này thường xuyên.

>>Tìm hiểu ngay: Bản đồ du lịch Nhật Bản


Du lịch Nhật Bản khám phá lịch Nhật (Ảnh: sưu tầm)

Loại lịch này có ngày tháng không khác nhiều so với loại lịch quốc tế, tuy nhiên chỉ có cách tính năm khác biệt. Đối với những Nhật hoàng trị vì năm đầu tiên sẽ được sử dụng với niên hiệu đầu tiên và các năm tiếp theo sẽ tương ứng theo từng thứ tự năm.

2. Người Nhật xem lịch như thế nào?

Ở mỗi một đất nước, quốc gia sẽ có những bản sắc văn hóa riêng biệt và có những loại lịch sử dụng riêng cho mình. Dù vẫn sử dụng lịch Tây phương song song nhưng các loại lịch đặc trưng vẫn được nhiều quốc gia ưu tiên sử dụng hiện nay, chẳng hạn như Nhật Bản.


(Ảnh: sưu tầm)

Rất nhiều người khi du học, du lịch, sinh sống và làm việc tại Nhật Bản trong những ngày đầu tiên thường khó khăn trong việc sử dụng, tra cứu lịch của người Nhật tại đây. Ở Nhật Bản cách tính lịch riêng được sử dụng phổ biến trong các loại giấy tờ hơn là lịch phương Tây.


(Ảnh: sưu tầm)

Mặc dù có những cách thức tính lịch riêng biệt nhưng hầu như người Nhật xem lịch cũng giống với nhiều quốc gia khác, cũng xem ngày tháng năm được in trên lịch bình thường với các số năm được in trên lịch tại đây là theo lịch phương Tây. Vì vậy mọi người không cần lo lắng nhiều về điều này.


(Ảnh: sưu tầm)

Các loại lịch tại đây đều được in song song giữa lịch phương Tây và lịch Nhật Bản, mọi người có thể tra cứu lịch từ dương lịch sang lịch Nhật Bản một cách dễ dàng và nhanh chóng mà không gặp phải bất kỳ khó khăn gì với cách tính lịch của người Nhật, khi sử dụng trong một thời gian mọi người sẽ nhanh chóng quen với cách tính lịch này của người Nhật.

3. Ngày lịch đỏ của Nhật Bản

Ở Việt Nam, vào những ngày đặc biệt của một năm, ta thường gọi là ngày nghỉ lễ. Còn ở Nhật Bản thì ngày đó lại được gọi là Ngày lịch đỏ của Nhật Bản.


(Ảnh: sưu tầm)

Theo quy định của chính phủ Nhật Bản nếu ngày lễ rơi vào ngày Chủ Nhật thì ngày thứ Hai tuần kế tiếp sẽ là ngày được nghỉ bù. Nếu một ngày xen giữa 2 ngày lễ, thì ngày đó người lao động cũng được nghỉ và tham gia vào những lễ hội chung của dân tộc.


(Ảnh: sưu tầm)

Trong thời gian được nghỉ lễ, thực tập sinh, người lao động Việt Nam cũng thường tổ chức những cuộc giao lưu văn hóa Việt Nhật, gặp mặt mặt cộng đồng người Việt ở Nhật hoặc tự thưởng cho bản thân bằng những chuyến du lịch, khám phá thêm đất nước Nhật.


(Ảnh: sưu tầm)

Các bạn sẽ được trải nghiệm và khám phá nhiều hơn về những nét văn hóa truyền thống tại đây, vì những dịp lễ hội, các hoạt động giải trí, văn hoá, văn nghệ được diễn ra, thành phố được trang trí đẹp mắt lộng lẫy hơn ngày thường. 

3.1. Ngày mồng một Tết 1/1 ở Nhật Bản

Đây là ngày lễ quan trọng nhất của Nhật Bản. Đất nước mặt trời mọc có truyền thống đón Tết Nguyên Đán theo dương lịch như các nước phương Tây. Người Nhật sẽ chuẩn bị đón năm mới từ ngày 31/12. Hầu hết các công ty tại Nhật Bản đều cho nhân viên nghỉ từ ngày 30 tết đến hết ngày mồng 3 tết, và bắt đầu công việc từ ngày mùng 4.


(Ảnh: sưu tầm)

Vào sáng ngày đầu tiên của năm mới (1/1), các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu mừng năm mới trừ tà trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ, tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni và món canh này sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa. 

3.2. Ngày lễ thành niên của Nhật Bản

Ngày lễ thành niên được diễn ra vào ngày thứ Hai của tuần thứ 2 của tháng 1 bắt đầu từ năm 1948, được tổ chức dành riêng cho những thanh niên tròn 20, đây là độ tuổi được xem là trưởng thành tại Nhật Bản.


Lễ đón tuổi trưởng thành của Nhật Bản (Ảnh: sưu tầm)

Lễ hội này thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia và là ngày kỉ niệm được đông đảo người dân Nhật Bản hưởng ứng. Vào những ngày này thì người lao động Việt Nam cũng được nghỉ và tham gia lễ hội này hầu hết người Việt ở Nhật sẽ hóa trang với những bộ trang phục truyền thống và tham dự các trò chơi.

3.3. Ngày Quốc khánh Nhật Bản 11/2

Theo lịch sử Nhật Bản, vào ngày 11/2 năm 660 trước Công Nguyên, Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật chính thức đăng quang. Chính vì vậy, ngày này được chọn là ngày Quốc khánh Nhật Bản (Kenkoku Kinen no Hi). Đây được xem là 1 trong 4 ngày lễ lớn nhất tại Nhật Bản. Ngày quốc khánh được tổ chức rất long trọng với nhiều lễ hội và các đoàn diễu hành.


Quốc Khánh Nhật Bản (Ảnh: sưu tầm)

3.4. Ngày xuân phân 20/3 ở Nhật Bản

Ngày xuân phân là ngày lễ hội được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới, tại Nhật Bản đây là một trong những ngày lễ chính thức của quốc gia để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình. Đây là cũng là thời điểm hoa anh đào nở, các lễ hội về hoa anh đào được tổ chức rầm rộ trên cả nước. Mùa hoa anh đào thu hút rất nhiều du khách đến thăm.

>>Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm du lịch Osaka tự túc

>>Tìm hiểu: Mùa nào đẹp nhất ở Hokkdaido

>>Xem thêm: Du lịch Tokyo tháng 12

 


Lễ xuân phân báo hiệu mùa xuân về ở Nhật Bản (Ảnh: sưu tầm)

Xuân phân là dịp không chỉ người dân địa phương mà còn là nơi hội tụ hội của du khách thập phương về tham dự lễ hội hoa anh đào - một lễ hội lớn nhất tại Nhật Bản. Dịp này, cộng đồng người Việt ở Nhật tổ chức họp thường niên gặp mặt và giao lưu.

 

3.5. Ngày Chiêu Hòa 29/4 ở Nhật Bản

Đây là ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hoà, diễn ra vào 29 tháng 4. Trước năm 2007, ngày này được người Nhật gọi là ngày Xanh. Sau khi hoàng đế tạ thế người ta lấy ngày này làm ngày lễ giữ gìn màu xanh của thiên nhiên.


Ngày Chiêu Hòa bắt đầu cho Tuần lễ vàng (Ảnh: sưu tầm)

Khi còn sống Thiên Hoàng rất yêu thiên nhiên và hoạt động như nhà sinh vật học, nên ngày lễ được đổi tên thành Ngày màu xanh (Midori no hi). Trải qua 18 năm, Ngày màu xanh được cải cách tên gọi thành Ngày Chiêu Hòa, với mục đích không muốn người người không lãng quên bước ngoặt từ thất bại của Thế chiến thứ hai sang sự phục hồi kinh tế vững mạnh. 

3.6. Ngày Hiến pháp Nhật Bản 3/5

Ngày kỷ niệm hiến pháp (憲法記念日) của Nhật Bản rơi vào ngày 3/5. Luật pháp ngày lễ được ban hành vào năm 1948, và đây cũng là ngày lễ quốc dân. Ngày lễ mang ý nghĩa “kỷ niệm việc thực thi hiến pháp Nhật Bản và kỳ vọng sự phát triển của đất nước". Nói đơn giản hơn thì đây là ngày kỷ niệm luật hiến pháp Nhật Bản được ban hành.


(Ảnh: sưu tầm)

3.7. Ngày lễ dân tộc 4/5 Nhật Bản

Còn được người dân Nhật gọi là ngày Xanh, từ năm 2006 trở về trước, ngày Xanh được kỷ niệm vào ngày sinh của cố Hoàng Đế Chiêu Hòa 29 tháng 4, vì cố hoàng đế này rất yêu cây cối và thiên nhiên.


Ngày màu xanh của Nhật Bản (Ảnh: sưu tầm)

3.8. Ngày thiếu nhi 5/5 Nhật Bản

Ngày tết thiếu nhi (Kodomo no hi)  là một trong những ngày Quốc lễ của Nhật và là một phần trong Tuần lễ vàng. Đây là ngày cầu chúc cho tất cả trẻ em luôn được khỏe mạnh và hạnh phúc. Trước đây ngày này được gọi là Tết Đoan Ngọ (tiếng Nhật là Tango no sekku) và diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch. Nhưng kể từ khi nhật Bản chuyển sang sử dụng Dương lịch, ngày này cũng được đổi sang ngày 5/5 Dương lịch.


Ngày lễ Kodomo no hi (Ảnh: sưu tầm)

Lúc trước ngày này chỉ dành riêng cho các bé trai, trong ngày của các bé gái được tổ chức vào ngày 3 tháng 3. Tuy nhiên giờ đây nó đã trở thành lễ hội cho tất cả trẻ em trên toàn nước Nhật và được chính phủ Nhật công nhận là Quốc lễ vào năm 1948.

>>Tìm hiểu về: Đồng tiền Yên của Nhật Bản

3.9. Ngày của biển ở Nhật Bản

Bắt đầu từ năm 1996, ngày của biển được chọn làm quốc lễ của Nhật Bản. Ngày này diễn ra vào thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 7, được tổ chức để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng cũng như nhằm nâng cao ý thức của người dân Nhật về tầm quan trọng của biển với sự tồn tại và phát triển của quốc đảo này.

Dịp để người Nhật cảm ơn biển cả (Ảnh: sưu tầm)

>>Xem thêm: Du lịch Kyoto mùa đông

>>Xem thêm Du lịch Hokkaido tháng 12

>>Có thể bạn quan tâm: Du lịch Hokkaido mùa đông

 

3.10. Tuần lễ Obon 13-15/8 Nhật Bản

Lễ hội Obon là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo, được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên.


Nét đặc trưng văn hóa của Nhật Bản (Ảnh: sưu tầm)

Lễ Obon đã được tổ chức ở Nhật hơn 500 năm, kéo dài trong ba đến bốn ngày, tuy nhiên ngày bắt đầu lại có sự khác biệt giữa các vùng miền của Nhật Bản

- Shichigatsu Bon (Bon tháng bảy), tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku. 

-  Kyu Bon (Bon cũ) tổ chức ngày 15 tháng 7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam.

-  Hatchigatsu Bon (Bon tháng tám) thì được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Đây là ngày phổ biến nhất và là ngày hội Obon lớn nhất được tổ chức tại cố đô Kyoto.

Lễ hội Obon tại Nhật Bản được biết đến như ngày lễ Vu Lan tại Việt Nam, đây cũng là dịp để người Nhật tưởng nhớ về những người đã khuất, trở về gia đình bên người thân và tham gia những hoạt động truyền thống.


(Ảnh: sưu tầm)

Obon còn là dịp để tổ chức vui chơi, giải trí. Nét đặc trưng trong lễ hội Obon chính là vũ điệu Bon Odori - vũ điệu tưởng nhớ, tri ân và cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên.

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Tour Nhật Bản mùa lá đỏ: Osaka - Kyoto - Tokyo 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Nhật Bản mùa thu: Tokyo - Nagoya - Kyoto - Osaka 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

3.11. Ngày kính lão tại Nhật Bản

Đây là ngày người Nhật dành để tạ ơn những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội, mừng họ sống lâu, trong ngày này tại nhiều nơi ở Nhật Bản người dân cũng tụ tập ca múa hát để vui cùng người có tuổi và trẻ em được dạy làm các quà lưu niệm thủ công cho ông bà và các cụ trong gia đình.


(Ảnh: sưu tầm)

3.12. Ngày thu phân 23/9 Nhật Bản

Theo nông lịch, Thu phân là một trong 24 tiết khí trong năm. Nó là tiết khí ở điểm giữa mùa thu. Tuy nhiên, theo khoa học phương Tây thì nó lại là thời điểm bắt đầu của mùa thu tại Bắc bán cầu, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất, bắt đầu đi xuống hướng và ngày dần ngắn hơn đêm. Ngày Thu phân là ngày nghỉ quốc gia tại Nhật Bản, nó được coi là "ngày để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và để tang những người đã mất."


Ngày để kính nhớ ông bà tổ tiên (Ảnh: sưu tầm)

Tại Nhật Bản, ngày Thu phân không chỉ là thời điểm đánh dấu bước chuyển mùa, nó còn là ngày lễ có nguồn gốc từ Thần đạo (Shinto). Trong ngày này, người Nhật đi tảo mộ tưởng nhớ đến những thành viên đã khuất và quây quàn, đoàn tụ gia đình.

3.13. Ngày thể dục thể thao Nhật Bản

Ngày thể dục thể thao được tổ chức vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 10. Chính thức ra đời kể từ năm 1966 nhằm kỷ niệm cho Olympic Tokyo 1964, đây là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao.


Ngày thể thao - Sự kiện lớn nhất năm học ở Nhật Bản (Ảnh: sưu tầm)

“Ngày thể dục” có lịch sử hơn 50 năm đã được đổi tên thành “Ngày thể thao” - từ ngữ được thế giới chuyên dùng nhằm chia sẻ giá trị của thể thao đến với các nước. Bên cạnh đó, tên gọi Ngày thể thao là ngày lễ duy nhất được viết bằng chữ Katakana của Nhật Bản, trong khi các ngày lễ khác đều được viết bằng chữ Hán.

3.14. Ngày Văn hóa 3/11 Nhật Bản

Ngày văn hóa chính thức ra đời từ năm 1946 nhằm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được chính thức công bố. Ngày này được tổ chức vào ngày 3 tháng 11 hàng năm nhằm khích lệ cho sự trấn hưng và phát triển của nền văn hóa truyền thống. Ngày Văn hóa là ngày để tôn vinh lịch sử giàu đẹp của Nhật Bản.


Ngày lễ tôn vinh lịch sử giàu đẹp của đất nước (Ảnh: sưu tầm)

Hàng năm, các học giả và chuyên gia xuất sắc trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, học thuật sẽ được mời tham gia buổi lễ và được giao giải thưởng bởi Nhật Hoàng. Đây được coi là vinh dự rất lớn và chỉ được trao cho những học giả, chuyên gia có nhiều đóng góp cho nền văn hóa, nghệ thuật của Nhật Bản và thế giới. 

3.15. Ngày lễ cảm tạ người lao động 23/11 ở Nhật Bản

Ngày lễ cảm ơn người lao động diễn ra vào ngày 23/11 hàng năm nhằm tri ân, đề cao những giá trị của sức lao động đồng thời cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày này được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch để thể hiện lòng kính trọng thánh thần.


Bày tỏ lòng biết ơn trong ngày lễ cảm tạ người lao động (Ảnh: sưu tầm)

3.16. Ngày sinh nhật của Nhật hoàng 23/12

Ngày 23 tháng 12 là ngày lễ kỷ niệm sinh nhật của Nhật hoàng Bình Thành hiện nay, ngày này sẽ tiếp tục chừng nào Nhật hoàng còn sống và trị vì đất nước.


Sinh nhật Thiên Hoàng (Ảnh: sưu tầm)

Nhật hoàng Akihito sinh năm 1933 và đăng quang năm 1989, trở thành Nhật hoàng thứ 125 của Nhật Bản

Trên đây là những thông tin về lịch Nhật Bản cùng những ngày đại lễ diễn ra trong lịch của người Nhật để du khách cùng tham khảo. Hãy chuẩn bị và lên một lịch trình du lịch thật chu đáo để có được những kỷ niệm đáng nhớ nhất khi tham gia các lễ hội tại xứ sở mặt trời mọc. PYS Travel chúc bạn sẽ có được một chuyến đi thật tuyệt vời và nhiều niềm vui.

Hãy tham khảo một số tour du lịch Nhật Bản của PYS Travel ngay nhé:

Danh mục tour Nhật Bản

Bỏ túi ngay tour du lịch Nhật Bản:

Tour Nhật Bản: Tokyo - Phú Sĩ - Nagoya - Kyoto - Osaka 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Nhật Bản: Osaka - Kyoto - Phú Sĩ - Tokyo - Khu trượt tuyết Fujiten 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Nhật Bản mùa thu: Osaka - Kobe - Kyoto - Nagoya - Tokyo 5 ngày 5 đêm từ TP.HCM

Bản Quyền Hình Ảnh: 

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh 

 

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn