Trải nghiệm hành trình du lịch tâm linh không thể thiếu những điểm đến tham quan nổi tiếng thu hút khách du lịch tại Ấn Độ, trong đó phải kể đến địa danh thánh địa Sravasti - Thành Xá Vệ. Vậy Thành Xá Vệ có gì đặc biệt? Cùng PYS Travel khám phá ngay nhé.
Mang nét huyền bí phương Đông, đất nước Ấn Độ ẩn giấu những nét văn hóa tôn giáo, kiến trúc và lịch sử lâu đời, những truyền thuyết chứa sức quyến rũ riêng biệt, những phong tục độc đáo,... tất cả đã tạo nên cho Ấn Độ một màu sắc thần tiên huyền bí. Hành trình trở về với cuội nguồn linh thiêng của đất Phật phải kể đến địa danh thành Xá Vệ - một trong những địa điểm tuyệt vời đối với bất cứ du khách nào trên thế giới.
Thành Xá Vệ còn gọi là Thánh địa Sravasti (Savatthi), thủ phủ của vương quốc Kosala cổ đại. Ngày nay, thuộc hai ngôi làng rộng lớn có tên ghép đôi là Sahet - Mahet nằm trên bờ sông Rapti trong phần đất biên giới giữa hai quận Gonda và Bahraich, tiểu bang Uttar Pradesh miền bắc Ấn Độ, cách xa đường bộ khoảng 12 dặm (miles) phía tây thị trấn Balrampur (tiểu bang Uttar Pradesh). Cách thủ phủ Lucknow của Utta Pradesh 170km và cách Palrampur 29km.
Thành Xá Vệ (Ảnh: Sưu tầm)
Khoảng 45 năm hoằng hóa độ sanh, Đức Phật đã trải qua 24 mùa an cư nơi thành Xá Vệ, riêng tịnh xá Kỳ Viên, Đức Phật đã an cư đến 19 lần. Điều đó đủ cho chúng ta thấy được tầm quan trọng và uy thế của thành Xá Vệ nói chung đối với sự phát triển của Phật giáo lớn lao biết dường nào.
Thành Xá Vệ (Ảnh: Sưu tầm)
Thánh địa Sravasti giờ đây chỉ còn là hai quần thể phế tích, được gọi trong tiếng Ấn Độ là Sahet - Mahet, trải rộng trên khu đất 21km về phía tây Balarampur. Sahat là tên khảo cổ của khu vực chùa Kỳ Viên. Mahet là tên khảo cổ của khu vực ngoài Kỳ Viên, gồm thành phố Xá Vệ cổ đại.
Hành hương về Thành Xá Vệ (Ảnh: sưu tầm)
Cũng tại nơi đây, có một đại thí chủ tên là Sudatta, thường được gọi với tên Cấp Cô Độc (Anathapindika), có nghĩa là “người chu cấp, giúp đỡ cho người nghèo”, đã cúng dường Tịnh Xá Kỳ-Đà hay Kỳ Viên (Jetavana) ở rừng Kỳ-Đà cho Đức Phật sau khi ông đã mua với một giá rất ‘đắt đỏ’, tương đương với “số tiền vàng rải kín trên cuộc đất đó”.
Thánh địa Sravasti (Ảnh: sưu tầm)
Bởi vì Đức Phật đã dành một phần lớn thời gian truyền dạy giáo pháp ở nơi này, cho nên đa số những bài kinh trong Kinh điển Phật giáo đã được thuyết giảng khi Phật đang ở Tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) này. Một tịnh xá nổi tiếng nữa ở Sravasti là Tịnh xá Pubbarama, được cúng dường bởi nữ thí chủ lớn của Đức Phật là bà Visakha.
Savatthi nơi diễn ra hai điều thần diệu (Ảnh: sưu tầm)
Thánh địa Sravasti đã trở thành một nơi quan trọng trong cuộc hành hương, bởi vì tại nơi đây, Đức Phật đã dùng phép thần thông kỳ diệu nhất, gọi là Phép Nhân Đôi, để đuổi đám người ngoại đạo thách thức. Đức Phật đã hóa thành nhiều hình dạng khác nhau, đứng và ngồi trên những tòa hoa sen, tạo lửa và nước được phun ra từ thân của mình. Sự kiện thần diệu này được gọi là Thần thông ở Sravasti, là một đề tài ưa thích nhất trong những ngành nghệ thuật nghề điêu khắc Phật giáo.
Xem thêm: Đại học phật giáo Nalanda Ấn Độ
Xem thêm: Du lịch hành hương Ấn Độ
Theo nhà khảo cổ Anh quốc Alexander Cunningham và học giả Ấn Độ, Xá Vệ thời xưa trước khi Đức Phật ra đời là do vua Sravasta con vua Yuvanasva thuộc chủng tộc Thái Dương kiến lập đầu tiên cho nên thành phố này được đặt tên Sravasti. Ngày nay Ayodhya là quận Oudh nằm về phía đông bắc tiểu bang Uttar Pradesh.
Xem thêm: Tháp Đại Giác Ấn Độ
Xem thêm: Kinh nghiệm đi hành hương Ấn Độ - Chuyến đi về miền đất Phật
Vào thời Đức Phật tại thế, Xá Vệ là kinh đô của nước Kiều Tát La dưới quyền trị vị của vua Pasenadi hay Ba Tư Nặc. Vương quốc Kosala bấy giờ nằm về phía tây nam thành Ca Tỳ La Vệ, kinh đô tiểu quốc Thích Ca - quê hương của Đức Phật và hướng bắc của hai nước Ca Di và Ma Kiệt Đà.
Tranh vẽ về Đức Phật (Ảnh: Sưu tầm)
Xem thêm: Thành Vương Xá Ấn Độ
Sử liệu về Xá Vệ sau ngày đức Thế Tôn diệt độ trải qua nhiều thời đại thuộc các vương triều khác nhau. Cụ thể:
- Xá Vệ thời Vua A Dục - Asoka (273-232 trước tây lịch) thuộc vương triều Maurya
- Xá Vệ dưới triều đại Sunga (185 - 73 trước tây lịch)
- Xá Vệ dưới vương triều Kushans (48- 220 trước tây lịch)
- Xá Vệ dưới vương triều Guptas
- Xá Vệ dưới triều đại vua Harsha - Vardhana
Xem thêm: Vườn Lâm Tỳ Ni
Trong vòng gần 50 năm trở lại đây, các Phật tử đầu tiên nghĩ đến công tác trùng tu và phát triển Phật tích Xá Vệ là người Trung Hoa và Miến Điện. Có thể chia di tích tại đây làm hai khu vực chính:
- Vườn ông Cấp Cô Độc (Jetavana) và chùa Kỳ Viên (Jetavana Vihara) tức làng Sahet ngày nay thuộc quận Gonda, tiểu bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ, nơi xưa kia Đức Phật thường trú 24 năm
- Kinh thành Xá Vệ (Sravasti City) tức làng Mahet, nay thuộc quận Bahraich, tiểu bang Uttar Pradesh, nơi vua Ba Tư Nặc nước Kiều Tát La đóng đô ngày trước
Thành Xá Vệ ngày nay (Ảnh: Sưu tầm)
Tứ động tâm phật giáo bao gồm:
Lumbini (Lâm Tỳ Ni) nơi Phật đản sanh
Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi Phật thành đạo
Sarnath (Lộc Uyển) nơi Phật chuyển pháp luận - thuyết pháp lần đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như
Kusinara (Câu Thi Na) nơi Phật nhập Niết bàn.
Bốn nơi này là Thánh địa rất thiêng liêng, khiến cho khách hành hương xúc động, chấn động mạnh mẽ khi đến chiêm bái tại đây và từ đó tăng trưởng niềm tin, tình tấn hơn trong sự nghiệp tự lập.
Tham khảo ngay tour hành hương Ấn Độ:
Tour Hành hương Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour Hành hương Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ HCM
Đây là nơi Đức Phật đã thuyết pháp cho tăng đoàn trong 24 mùa an cư kiết hạ. Nơi đây được xem là một trong những ngôi tịnh xá nổi tiếng vào thời Đức Phật, được nhắc nhiều trong kinh sách. Lịch sử hình thành ngôi tịnh xá gắn liền với vị đại thí chủ Cấp Cô Độc, trở thành một câu chuyện huyền thoại khiến nhiều người biết đến.
Kỳ Viên Tịnh Xá (Ảnh: Sưu tầm)
Ngôi tịnh xá được xây dựng bởi một người tín đồ tên là Anathapindika, ông đã dành nhiều công sức và tài sản để xây dựng Kỳ Viên Tịnh Xá cho Đức Phật và các vị Tăng ni. Tịnh xá bao gồm nhiều phòng thờ, hành lang và khu vực tu học.
Kỳ Viên Tịnh Xá (Ảnh: Sưu tầm).
Xem thêm: Linh Thứu Sơn - Ấn Độ
Vị trí này đánh dấu di tích của Hương Thất Gandha-kuti được xây dựng bởi ông Cấp Cô Độc để cho Đức Phật dùng ở. Theo nhiều luận giảng, chiếc giường (hay tràng kỷ) của Đức Phật đặt trong đó là giống nhau cho tất cả các chư Phật, bất kể sự lớn hay nhỏ của Hương Thất Gandha - kuti. Hương Thất nguyên thủy được xây bằng gỗ, nhưng vào thời những nhà hành hương Trung Hoa là Pháp Hiển, Huyền trang đến viếng, thì đó là một cấu trúc 2 tầng xây bằng gạch trong tình trạng đổ nát. Hiện giờ thì dấu tích những bức tường thấp và nền móng bằng đá vẫn còn.
Xem thêm: Lễ hội Kumbh Mela: Trải nghiệm tâm linh độc đáo nhất tại Ấn Độ
Ở nơi thờ này được tin là vị trí của Thất Kosambi kuti nguyên thủy của Đức Phật, cũng do ông Cấp Cô Độc xây cho Đức Phật dùng làm nơi tham thiền. Ngày trước đó, có một khối hình vuông cũng được xây bằng gạch như thất, đánh dấu lối đi kinh hành nguyên thủy (cankama) mà Đức Phật dùng để đi hành thiền.
Từ cổng chính Kỳ Viên tịnh xá đi vào khoảng 30m, phía bên phải chúng ta nhìn thấy một cây Bồ Đề thật to nằm sát bên lối đi, có hàng rào bao bọc để bảo vệ . Đó chính là cây Bồ Đề của Ngài A Nan Đà trồng.
Cây Bồ Đề Ananda (Ảnh: Sưu tầm)
Cây Bồ Đề Ananda được trồng làm biểu tượng hiện thân của Đức Phật cho những Phật tử, cư sĩ đến đảnh lễ trong thời gian Đức Phật vắng mặt hay giảng pháp ở những nơi khác. Giống cây Bồ Đề là giống cây thiêng trong Phật giáo vì Đức Phật được cho là đã giác ngộ ở dưới một gốc cây Bồ Đề. Cây Bồ Đề Ananda là một nhánh của cây Bồ Đề ở Sri Lanka trồng từ nhành chiết của cây Bồ Đề nguyên thủy tại Bồ Đề Tịnh Xá.
Cầu nguyện tại cây Bồ Đề Ananda (Ảnh: Sưu tầm)
Xem thêm: Tứ Động Tâm Phật Giáo
Cách Kỳ Viên tịnh xá không xa có hai nền tháp cũ gần nhau khoảng 100m, đó là nền nhà của ông Cấp Cô Độc và nền thấp của tôn giả Vô Não (Angulimala). Riêng nền tháp của tôn giả Vô Não không còn nguyên vẹn như nền nhà của Cấp Cô Độc mà nó chỉ là một khối gạch cũ với nhiều đường hầm và lối đi lỏm chỏm đá gạch. Một trong những dấu tích còn sót lại thể hiện ý nghĩa lịch sử và gợi nhắc du khách những câu chuyện thông qua dấu tích xưa sót lại.
Nền nhà Cấp Cô Độc (Ảnh: Sưu tầm)
Xem thêm: Đất Phật Ấn Độ
Cách Kỳ Viên Tịnh Xá khoảng 5km có một vườn xoài và một bức tường đổ, được cho là khu giảng đường Lộc Mẫu do nữa thí chủ Tỳ Xá Khư (Visakha) cúng dường. Bà là người rất tín mộ Phật và phát tâm làm một ngoại hộ thiện tri thức, cúng dường mọi nhu cầu cho tăng ni tu học tại kinh thành này. Bà đã dành một khu vườn xoài lớn, thoáng mát và rộng rãi cho Phật và chúng tăng. Trong khuôn viên này, bà xây dựng một ngôi đại giảng đường nằm ở phía Đông của khu vườn.
Xem thêm: Giai thoại: Bát cháo sữa của nàng Sujata và sự kiện Đức Phật thành đạo
Đối diện với tháp của ông Cấp Cô Độc là tháp của ngài Vô Não (Angulimala). Tương truyền, trước khi xuất gia, Ngài là người theo tà thuyết ngoại đạo với niềm tin mù quáng và lòng đầy những đố kỵ, vong chấp. Nhờ lòng từ bi, đức bao dung của Đức Như Lai mà ngài đã tỉnh ngộ, quay về nương tựa chánh pháp, tinh tấn tu tập, dứt bỏ nguồn mê và thành tựu đạo quả.
Tháp Angulimala (Ảnh: Sưu tầm)
Khách hành hương đến Thánh địa Sravasti nên ghé thăm cả hai ngôi tu viện để tỏ lòng thành kính đối với những tu sĩ và tìm hiểu thêm về những công trình tưởng niệm và lịch sử tại đây. Tu viện Tích Lan có tên là Nava Jetavana Vihara (có nghĩa là Tu Viện Kỳ Viên Mới), bên trong chúng ta sẽ thấy được nhiều bức tranh vẽ trên tường, miêu tả lại những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật. Tu viện này cũng đang lưu giữ một số xá lợi Phật trong một cái bát hình tháp stupa để cho những khách viếng được xem.
Tu Viện (Chùa) Miến Điện có tên đầy đủ là Chùa Phật Giáo Miến Điện (Burmese Buddhist Temple) và vị trụ trì là Hòa Thượng Sayadaw U Awbatha. Theo như vị Hòa thượng (Sayadaw) này, mặc dù ngôi chùa mới xây nằm bên ngoài Tu Viện Kỳ Viên nguyên thủy nằm phía trong hàng rào bảo tồn, nhưng cuộc đất của ngôi Chùa mới chính là một phần đất của Kỳ Viên Jetavana ngày xưa.
Xem thêm: Rajgir: Thành phố lịch sử với những dấu ấn văn hóa Ấn Độ cổ đại
Xem thêm: Nên mua gì làm quà khi du lịch Ấn Độ?
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những dấu tích lịch sử và tâm linh tại Thánh địa Sravasti - Thành Xá Vệ, nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm về cuộc đời Đức Phật. Và giờ đây, chúng ta hãy hướng về thành phố Varanasi, Ấn Độ, một trung tâm tâm linh cổ kính khác, nơi sông Hằng linh thiêng chảy qua, tiếp tục hành trình khám phá những giá trị văn hóa và tôn giáo sâu sắc của đất nước này. Chúc bạn và những người thân yêu sẽ có chuyến đi trọn vẹn, ghi lại được nhiều kỉ niệm đẹp cùng nhau và khám phá nền văn hóa, lịch sử, tôn giáo của đất nước Ấn Độ.
Chần chờ gì nữa, khám phá ngay tour hành hương hấp dẫn của PYS Travel:
tour hành hương Ấn Độ - Nepal từ Hà Nội
Bản Quyền Hình Ảnh:
PYS Travel luôn tôn trọng bản quyền về các tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ suất hay thiếu sót nào, PYS Travel xin gửi lời xin lỗi đến các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Anh/ chị cũng vui lòng phản hồi lại cho PYS Travel: .
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn